Điều kiện, hồ sơ cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm là gì? Việc chuẩn bị hồ sơ được hướng dẫn ra sao?
Thế nào là xuất bản phẩm và in xuất bản phẩm?
Căn cứ theo nội dung được quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Xuất bản 2012, xuất bản phẩm được định nghĩa như sau:
Giải thích từ ngữ
...
4. Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức sau đây:
a) Sách in;
b) Sách chữ nổi;
c) Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp;
d) Các loại lịch;
đ) Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.
Theo đó, tại khoản 2 Điều 4 Luật Xuất bản 2012, in xuất bản phẩm là việc sử dụng thiết bị in để tạo ra xuất bản phẩm từ bản mẫu.
Điều kiện, hồ sơ cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm là gì? Việc chuẩn bị hồ sơ được hướng dẫn ra sao? (Hình từ Internet)
Điều kiện được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm là gì?
Về điều kiện được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm, khoản 1 Điều 13 Nghị định 195/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều kiện, hồ sơ cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm và các trường hợp thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm
...
Cơ sở in được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm (bao gồm các công đoạn chế bản, in, gia công sau in) khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật xuất bản;
b) Chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 32 Luật Xuất bản 2012, điều kiện được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm của cơ sở in bao gồm:
- Người đứng đầu cơ sở in phải là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản phẩm và đáp ứng các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật;
- Có mặt bằng sản xuất, thiết bị để thực hiện một hoặc các công đoạn chế bản, in và gia công sau in xuất bản phẩm;
- Bảo đảm các điều kiện về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
- Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở in xuất bản phẩm;
- Chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam.
Như vậy, để được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm, cơ sở in cần đáp ứng đủ 05 điều kiện nêu trên.
Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm bao gồm những gì?
Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm được quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Xuất bản 2012 như sau:
Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm
...
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm theo mẫu quy định;
b) Bản sao có chứng thực một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ sở in;
c) Tài liệu chứng minh về việc có mặt bằng sản xuất và thiết bị để thực hiện một trong các công đoạn chế bản in, in và gia công sau in xuất bản phẩm;
d) Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở in theo mẫu quy định;
đ) Bản sao có chứng thực văn bằng do cơ sở đào tạo chuyên ngành in cấp hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;
e) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh - trật tự, vệ sinh môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Theo đó, khi đề nghị cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm, chủ cơ sở in cần chuẩn bị hồ sơ với 06 nội dung nêu trên.
Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm được chuẩn bị thế nào?
Căn cứ theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 195/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 150/2018/NĐ-CP, việc chuẩn bị giấy tờ, tài liệu đề nghị cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm được hướng dẫn như sau:
(1) Đối với người đứng đầu cơ sở in xuất bản phẩm:
- Là người đại diện theo pháp luật được ghi tại một trong các loại giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
+ Giấy chứng nhận đầu tư
+ Quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền;
- Bản sao văn bản/giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ:
+ Văn bằng do cơ sở đào tạo chuyên ngành in cấp cho người đứng đầu phải là bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp cao đẳng về in trở lên;
+ Hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;
(2) Đối với tài liệu chứng minh về mặt bằng sản xuất:
- Bản sao có chứng thực;
- Hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Hoặc hợp đồng hay các loại giấy tờ khác chứng minh về việc giao đất, thuê đất, thuê mặt bằng, nhà xưởng để sản xuất.
(3) Đối với tài liệu chứng minh về thiết bị:
- Phải là bản sao giấy tờ sở hữu hoặc thuê mua thiết bị;
- Trường hợp chưa có thiết bị, trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải kèm theo danh mục thiết bị dự kiến đầu tư.
Như vậy, các giấy tờ, tài liệu đề nghị cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm cần phải đáp ứng các nội dung hướng dẫn nêu trên.
Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm, cơ sở in phải hoàn thành việc mua hoặc thuê mua đủ thiết bị theo danh mục dự kiến đầu tư, gửi bản sao chứng từ mua, thuê mua thiết bị cho cơ quan cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?