Điều kiện của doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác tham dự xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng cho doanh nghiệp và tổ chức kinh tế ra sao?
- Điều kiện của doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác tham dự xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng cho doanh nghiệp và tổ chức kinh tế ra sao?
- Tổ chức xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng cho doanh nghiệp và tổ chức kinh tế thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Công bố, trao tặng và đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thực hiện theo nghi thức nào?
Điều kiện của doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác tham dự xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng cho doanh nghiệp và tổ chức kinh tế ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 67 Nghị định 98/2023/NĐ-CP thì điều kiện của doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác tham dự xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng cho doanh nghiệp và tổ chức kinh tế như sau:
- Thực hiện đúng các điều kiện theo ngành, nghề đã đăng ký hoặc được cấp giấy phép đầu tư, các quy định của pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, lao động, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, sở hữu trí tuệ, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các quy định pháp luật khác liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.
- Hoạt động sản xuất, kinh doanh mang lại lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước ổn định và có tăng trưởng.
- Có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, khoa học công nghệ mới áp dụng vào sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; có nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tạo ra những giá trị đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của xã hội, đất nước.
- Chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ về tài chính, thuế và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Đảm bảo cho người lao động có việc làm ổn định và thu nhập ngày càng nâng cao; thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động.
- Thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, tích cực tham gia hiệu quả các phong trào thi đua do bộ, ngành, địa phương hoặc trung ương phát động; tích cực phát triển tổ chức Đảng, Công đoàn, các tổ chức quần chúng (nếu có) trong doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác.
- Không bị khiếu nại, tố cáo, khởi kiện, đình công, ngừng việc tập thể.
Điều kiện của doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác tham dự xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng cho doanh nghiệp và tổ chức kinh tế ra sao? (Hình từ Internet)
Tổ chức xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng cho doanh nghiệp và tổ chức kinh tế thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 61 Nghị định 98/2023/NĐ-CP thì nguyên tắc tổ chức xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng được thực hiện theo quy định sau:
- Việc xét tặng và công bố các danh hiệu, giải thưởng phải được tổ chức công khai, khách quan, công bằng, bình đẳng, trên cơ sở tự nguyện của doanh nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác, bảo đảm không trái với các quy định Nghị định 98/2023/NĐ-CP và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được tổ chức tối đa 02 giải thưởng hoặc danh hiệu có phạm vi toàn quốc. Tên gọi, nội dung của danh hiệu, giải thưởng phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý, hoạt động của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.
Danh hiệu, giải thưởng được tặng cho doanh nhân, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác theo quy định tại Nghị định này không phải là hình thức khen thưởng được quy định trong Luật Thi đua, khen thưởng và không làm căn cứ để tính thành tích khi xét tặng các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước.
Công bố, trao tặng và đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thực hiện theo nghi thức nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Nghị định 98/2023/NĐ-CP thì nghi thức công bố, trao tặng và đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thực hiện theo quy định mới nhất 2024 như sau:
Bước 1:
Người điều hành buổi lễ là đại diện lãnh đạo của bộ, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đơn vị tổ chức buổi lễ. Đơn vị chủ trì lễ công bố, trao tặng và đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng phải xây dựng kịch bản lễ công bố, trao tặng và đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
Bước 2:
Công bố quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng:
- Đại diện lãnh đạo của cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng hoặc của đơn vị tổ chức buổi lễ công bố toàn văn quyết định khen thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;
- Công bố Quyết định khen thưởng của Chủ tịch nước: Trước khi công bố, người công bố mời Đội cờ truyền thống (nếu có), đại diện cấp ủy, lãnh đạo chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (hoặc đại diện các thế hệ lãnh đạo của tập thể được khen thưởng) hoặc cá nhân được khen thưởng lên lễ đài để nghe công bố quyết định khen thưởng;
- Công bố Quyết định khen thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: Công bố xong, người công bố mời đại diện lãnh đạo của tập thể hoặc cá nhân có tên trong quyết định khen thưởng lên lễ đài để đón nhận danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng.
Bước 3:
Trao danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng:
- Người trao danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng là người có thẩm quyền quyết định khen thưởng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng hoặc người được người có thẩm quyền quyết định khen thưởng ủy quyền trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng hoặc đại diện các lãnh đạo cấp trên tham dự buổi lễ; người trao đứng ở vị trí trung tâm của lễ đài;
- Trao theo thứ tự: Gắn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu) trước; sau đó trao Bằng và trao Cờ Anh hùng (đối với tập thể được đón nhận danh hiệu Anh hùng);
- Đối với tập thể có Cờ truyền thống: Người trao gắn Huân chương (hoặc Huy hiệu kèm theo danh hiệu) lên góc cao mặt phải Cờ truyền thống. Vị trí gắn Huân chương (hoặc Huy hiệu kèm theo danh hiệu) trên Cờ truyền thống được thực hiện theo thứ hạng từ cao xuống thấp;
Đối với tập thể không có Cờ truyền thống: Người trao trao Bằng đã gắn sẵn Huân chương (hoặc Huy hiệu kèm theo danh hiệu);
- Trao tặng cho cá nhân: Người trao gắn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu) lên phía trái ngực áo người đón nhận, sau đó trao Bằng;
- Truy tặng: Người trao trao Bằng đã gắn sẵn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu) cho đại diện gia đình cá nhân được truy tặng;
- Việc trao danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trong một số trường hợp đặc biệt như cá nhân là người cao tuổi sức khỏe yếu, người khuyết tật hoặc quyết định khen thưởng cho nhiều đối tượng, cơ quan chủ trì lễ trao tặng xin ý kiến của người có thẩm quyền trao tặng hoặc được ủy quyền trao tặng hoặc đại diện lãnh đạo cấp trên tham dự buổi lễ quyết định.
Bước 4:
Đón nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng:
- Đón nhận các hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước: Người đón nhận khen thưởng đứng nghiêm theo hàng ngang tại vị trí trung tâm trên lễ đài nghe công bố quyết định khen thưởng;
- Đón nhận các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: Người đón nhận khen thưởng được mời lên vị trí trung tâm của lễ đài để đón nhận;
- Khi đón nhận Bằng (hoặc Cờ), người đón nhận khen thưởng nâng Bằng hoặc Cờ cao ngang ngực, giữ nguyên tư thế cho đến khi rời khỏi lễ đài;
- Trong trường hợp cần thiết, đại diện tập thể (hoặc cá nhân, hộ gia đình) được khen thưởng phát biểu ý kiến sau khi đón nhận khen thưởng.
Bước 5:
Người phục vụ nghi thức trao:
- Không quay lưng về phía người dự; đứng phía sau, bên phải (tay thuận) người trao khi đưa Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu, Bằng, Cờ) cho người trao;
- Đặt Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu, Bằng) trong khay phủ vải đỏ; Bằng phải được lồng trong khung; bưng khay, đưa Huân chương, Bằng, Cờ bằng hai tay cho người trao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?
- Quyết định thi hành án treo cần phải ghi rõ những nội dung nào? Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm gì?