Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa mới nhất năm 2024 như thế nào?
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa mới nhất năm 2024 như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa mới nhất năm 2024 như sau:
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung theo quy định tại Điều 40 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, phòng khám đa khoa phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
- Quy mô, cơ cấu tổ chức phòng khám:
+ Có từ ba chuyên khoa trở lên trong đó có tối thiểu hai trong bốn chuyên khoa nội, ngoại, sản, nhi; có bộ phận cận lâm sàng (xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh); có phòng cấp cứu, phòng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu), phòng lưu người bệnh;
+ Trường hợp phòng khám đa khoa đáp ứng đủ điều kiện tương ứng với các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác quy định tại Điều 39 Nghị định 96/2023/NĐ-CP (trừ hình thức tổ chức bệnh viện) thì được bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn tương ứng với hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.
- Cơ sở vật chất, nhân sự:
+ Các phòng khám trong phòng khám đa khoa phải đáp ứng các yêu cầu diện tích như sau:
++ Phòng cấp cứu có diện tích tối thiểu 12 m2;
++ Phòng lưu người bệnh có diện tích tối thiểu 15 m2; có tối thiểu từ 02 giường lưu trở lên, nếu có từ 03 giường lưu trở lên thì diện tích phải bảo đảm tối thiểu 05 m2 trên một giường bệnh;
++ Các phòng khám chuyên khoa có diện tích tối thiểu 10 m2;
++ Trường hợp có thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật thì ngoài phòng khám chuyên khoa phải có thêm phòng để thực hiện kỹ thuật, thủ thuật có diện tích tối thiểu 10 m2; nếu có thực hiện kỹ thuật vận động trị liệu thì phòng để thực hiện kỹ thuật, thủ thuật phải có diện tích tối thiểu 20 m2.
+ Có khu vực tiệt khuẩn để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt khuẩn lại hoặc có hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiệt khuẩn dụng cụ.
+ Trường hợp thực hiện chế biến, bào chế thuốc cổ truyền thì phải đáp ứng tiêu chuẩn chế biến, bào chế thuốc cổ truyền theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Có hộp cấp cứu phản vệ và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa phù hợp với các chuyên khoa thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng khám.
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa mới nhất năm 2024 như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy định chung về nhân sự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 40 Nghị định 96/2023/NĐ-CP có nêu rõ quy định chung về nhân sự trong bệnh viên như sau:
- Có đủ người hành nghề theo quy mô, danh mục kỹ thuật và đạt tỷ lệ người hành nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế (bao gồm cả người hành nghề đã được cơ quan cấp phép thuộc lực lượng vũ trang nhân dân cấp giấy phép hành nghề nhưng không tiếp tục làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân và vẫn tiếp tục sử dụng giấy phép hành nghề đã được cấp);
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là người hành nghề toàn thời gian của cơ sở và có phạm vi hành nghề phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở, có thời gian hành nghề ở phạm vi đó tối thiểu 36 tháng, trừ trường hợp người hành nghề có chức danh là lương y, người có bài thuốc gia truyền, người có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gồm nhiều chuyên khoa thì giấy phép hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải có phạm vi hành nghề phù hợp với một trong các chuyên khoa mà cơ sở đăng ký hoạt động;
- Người phụ trách bộ phận chuyên môn, đơn vị chuyên môn của cơ sở phải có giấy phép hành nghề phù hợp với chuyên khoa đó và phải là người hành nghề toàn thời gian tại cơ sở;
- Người hành nghề phải được phân công công việc đúng phạm vi hành nghề được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Kỹ thuật y với phạm vi hành nghề xét nghiệm y học có trình độ đại học được đọc và ký kết quả xét nghiệm. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có người hành nghề đã được cấp giấy phép hành nghề với một trong các chức danh là bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm y học hoặc chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề xét nghiệm y học có trình độ đại học thì bác sỹ chỉ định xét nghiệm đọc và ký kết quả xét nghiệm;
- Kỹ thuật y với phạm vi hành nghề hình ảnh y học có trình độ đại học được đọc và mô tả hình ảnh chẩn đoán. Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có người hành nghề đã được cấp giấy phép hành nghề với một trong các chức danh là bác sỹ chuyên khoa kỹ thuật hình ảnh y học hoặc chức danh kỹ thuật y với phạm vi hành nghề hình ảnh y học có trình độ đại học thì bác sỹ chỉ định kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đọc và ký kết quả chẩn đoán hình ảnh;
- Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần phải cấp giấy phép hành nghề theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 19 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 (kỹ sư vật lý y học, kỹ sư xạ trị, kỹ sư công nghệ sinh học, cử nhân công nghệ sinh học và các đối tượng khác, sau đây gọi là người làm việc) được phép thực hiện các hoạt động chuyên môn theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, việc phân công phải phù hợp với văn bằng chuyên môn và khả năng của người đó;
- Trường hợp người hành nghề là giảng viên của cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe đồng thời làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở thực hành của cơ sở đào tạo đó thì được kiêm nhiệm làm lãnh đạo các khoa, bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Tổng hợp hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh năm 2024?
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh năm 2024 như sau:
(1) Bệnh viện bao gồm các hình thức sau đây:
- Bệnh viện đa khoa;
- Bệnh viện y học cổ truyền;
- Bệnh viện răng hàm mặt;
- Bệnh viện chuyên khoa.
(2) Phòng khám bao gồm các hình thức sau đây:
- Phòng khám đa khoa;
- Phòng khám chuyên khoa;
- Phòng khám liên chuyên khoa;
- Phòng khám bác sỹ y khoa;
- Phòng khám y học cổ truyền;
- Phòng khám răng hàm mặt;
- Phòng khám dinh dưỡng;
- Phòng khám y sỹ đa khoa.
(3) Trạm y tế.
(4) Nhà hộ sinh.
(5) Phòng chẩn trị y học cổ truyền.
(6) Cơ sở dịch vụ cận lâm sàng bao gồm các hình thức sau đây:
- Cơ sở xét nghiệm;
- Cơ sở chẩn đoán hình ảnh;
- Cơ sở xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.
(7) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình.
(8) Cơ sở kỹ thuật phục hình răng.
(9) Cơ sở kỹ thuật phục hồi chức năng.
(10) Cơ sở tâm lý lâm sàng.
(11) Cơ sở dịch vụ điều dưỡng.
(12) Cơ sở dịch vụ hộ sinh.
(13) Cơ sở chăm sóc giảm nhẹ.
(14) Cơ sở cấp cứu ngoại viện.
(15) Cơ sở kính thuốc có thực hiện việc đo, kiểm tra tật khúc xạ.
(16) Cơ sở lọc máu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?