Diện tích tối thiểu nhà ở khi giải quyết đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại Thành phố Hà Nội được quy định như thế nào?

Diện tích tối thiểu nhà ở khi giải quyết đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại Thành phố Hà Nội được quy định như thế nào? chị Hà - Đông Anh (Hà Nội).

Diện tích tối thiểu nhà ở khi giải quyết đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại Thành phố Hà Nội được quy định như thế nào?

Ngày 6/7/2023, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Nghị quyết 10/2023/NQ-HĐND quy định về diện tích tối thiểu nhà ở khi giải quyết đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại Thành phố Hà Nội.

Theo đó, tại Điều 2 Nghị quyết 10/2023/NQ-HĐND quy định diện tích nhà ở tối thiểu khi giải quyết đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố Hà Nội như sau:

Quy định diện tích nhà ở tối thiểu khi giải quyết đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố Hà Nội:
- Đối với khu vực ngoại thành là 8m2/sàn/người.
- Đối với khu vực nội thành là 15m2/sàn/người.
- Diện tích nhà ở tối thiểu tại quy định này là diện tích được tính theo m2 sàn nhà cho một người thuê, mượn, ở nhờ.

Như vậy, theo quy định trên, diện tích nhà ở tối thiểu khi giải quyết đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố Hà Nội bao gồm:

+ Đối với khu vực ngoại thành là 8m2/sàn/người;

+ Đối với khu vực nội thành là 15m2/sàn/người;

+ Diện tích nhà ở tối thiểu tại quy định này là diện tích được tính theo m2 sàn nhà cho một người thuê, mượn, ở nhờ.

Xem chi tiết Nghị quyết 10/2023/NQ-HĐND tại đây

Diện tích tối thiểu nhà ở khi giải quyết đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại Thành phố Hà Nội được quy định như thế nào?

Diện tích tối thiểu nhà ở khi giải quyết đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại Thành phố Hà Nội được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Đối tượng áp dụng quy định về diện tích tối thiểu nhà ở khi giải quyết đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại Thành phố Hà Nội bao gồm những đối tượng nào?

Tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 10/2023/NQ-HĐND quy định về đối tượng áp dụng như sau:

- Công dân Việt Nam đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ trên địa bàn thành phố Hà Nội trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú năm 2020;

- Cơ quan đăng ký cư trú trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Ủy ban nhân dân các cấp;

- Tổ chức, cá nhân sở hữu chỗ ở hợp pháp cho thuê, mượn, ở nhờ.

Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 10/2023/NQ-HĐND quy định về phạm vi điều chỉnh như sau:

Nghị quyết 10/2023/NQ-HĐND quy định về diện tích nhà ở tối thiểu để được giải quyết đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ áp dụng trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến hết năm 2030.

Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội có trách nhiệm gì trong việc thực hiện Nghị quyết 10/2023/NQ-HĐND?

Tại Điều 3 Nghị quyết 10/2023/NQ-HĐND quy định về việc tổ chức thực hiện Nghị quyết 10/2023/NQ-HĐND như sau:

Tổ chức thực hiện:
1. Giao Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết theo chức năng, quyền hạn được pháp luật quy định; trong quá trình thực hiện có rà soát, đánh giá các tác động báo cáo Hội đồng nhân dân Thành phố điều chỉnh, bổ sung các quy định phù hợp thực tế phát triển của Thành phố.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố phối hợp tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận trong Nhân dân và tham gia giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Theo đó, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội giao Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 10/2023/NQ-HĐND theo chức năng, quyền hạn được pháp luật quy định; trong quá trình thực hiện có rà soát, đánh giá các tác động báo cáo Hội đồng nhân dân Thành phố điều chỉnh, bổ sung các quy định phù hợp thực tế phát triển của Thành phố.

Bên cạnh đó, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện Nghị quyết 10/2023/NQ-HĐND.

Ngoài ra, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội còn đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố phối hợp tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận trong Nhân dân và tham gia giám sát việc thực hiện Nghị quyết 10/2023/NQ-HĐND.

Thủ tục đăng ký thường trú trong năm 2023 bao gồm những bước nào?

Tại Điều 22 Luật Cư trú 2020 quy định về thủ tục đăng ký thường trú như sau:

- Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.

- Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật Cư trú 2020 trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.

Đăng ký thường trú Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Đăng ký thường trú
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chồng có được đăng ký thường trú ở nhà vợ hay không?
Pháp luật
Thế nào là thường trú, lưu trú và tạm trú? Thường trú, tạm trú và lưu trú khác nhau như thế nào?
Pháp luật
Quy định mới về đăng ký thường trú, tạm trú được thực hiện từ năm 2024 có những nội dung nổi bật nào?
Pháp luật
Người sinh sống trên tàu thuyền thuộc quyền sở hữu của mình có được đăng ký thường trú tại tàu thuyền của mình không?
Pháp luật
Trú quán là gì? Trú quán là thường trú hay tạm trú? Phân biệt giữa thường trú và tạm trú như thế nào?
Pháp luật
Đăng ký thường trú cho bạn thân vào nhà mình thì diện tích tối thiểu là bao nhiêu mới thực hiện được thủ tục này?
Pháp luật
Ông ngoại đã bán nhà là nơi ở duy nhất thì có được đăng ký thường trú tại nhà của cháu ruột không?
Pháp luật
Nếu không có chỗ ở cố định thì có đăng ký thường trú được không? Hồ sơ đăng ký gồm những loại giấy tờ gì ?
Pháp luật
Cháu chưa thành niên về ở với chú ruột thì có thể đăng ký thường trú không? Nếu được thì hồ sơ đăng ký thường trú gồm những gì?
Pháp luật
Mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú để đăng ký thường trú tại nơi ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Mẫu Tờ khai điện tử liên thông đăng ký thường trú cho trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định mới nhất là mẫu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đăng ký thường trú
5,766 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đăng ký thường trú

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đăng ký thường trú

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào