Diện tích đất, kích thước đất tối thiểu để tiến hành tách thửa đất tại tỉnh Ninh Bình hiện nay là bao nhiêu?
Diện tích đất tối thiểu để tiến hành tách thửa đất tại tỉnh Ninh Bình hiện nay là bao nhiêu?
Theo Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 24/2014/QĐ-UBND ngày 28/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình quy định như sau:
“Điều 4. Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở
1. Thửa đất ở được hình thành từ việc tách thửa phải bảo đảm đủ các điều kiện sau:
a) Có diện tích không nhỏ hơn 36 m2 và có bề rộng mặt tiền, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng không nhỏ hơn 3 m đối với đất ở tại các phường và thị trấn.
b) Có diện tích không nhỏ hơn 45 m2 và có bề rộng mặt tiền, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng không nhỏ hơn 4 m đối với đất ở tại các xã.
2. Đối với trường hợp tiến hành đồng thời tách thửa đất ở với hợp thửa đất ở khác thì thửa đất ở còn lại và thửa đất ở sau khi hợp thửa phải bảo đảm điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này không áp dụng đối với trường hợp Nhà nước thực hiện thu hồi đất ở, đất hiến tặng cho Nhà nước và đất tặng cho hộ gia đình, cá nhân xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa.”
Theo đó, trường hợp tách thửa đất ở tại các phường, thị trấn thì thửa đất hình thành sau khi tách thửa phải có diện tích tối thiểu là 36m2, chiều rồng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới dây dựng phải tối thiểu là 3m.
Trường hợp tách thửa đất ở tại các xã thì thửa đất hình thành sau khi tách thửa phải có diện tích tối thiểu là 45m2, chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng tối thiểu là 4m.
Trường hợp tách thửa đất ở đồng thời với hợp thửa đất ở khác thì thửa đất còn lại và thửa đất hình thành sau khi hợp thửa phải có diện tích tối thiểu là 36m2 đối với các phường, thị trấn và là 45m2 đối với các xã.
Diện tích, kích thước tối thiểu để tiến hành tách thửa đất tại tỉnh Ninh Bình hiện nay là bao nhiêu?
Việc giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng để sản xuất nông nghiệp thực hiện như thế nào?
Theo Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 24/2014/QĐ-UBND ngày 28/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình quy định như sau:
“Điều 6. Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản
1. Không quá 02 ha cho mỗi loại đất để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản nhưng tổng hạn mức giao đất không quá 05 ha.
2. Không quá 10 ha đất để trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân ở xã, phường, thị trấn thuộc khu vực đồng bằng; không quá 30 ha đất để trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân ở xã, phường, thị trấn thuộc khu vực miền núi. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất để trồng cây lâu năm thì hạn mức giao đất trồng cây lâu năm không quá 05 ha đối với xã, phường, thị trấn thuộc khu vực đồng bằng; không quá 25 ha đối với xã, phường, thị trấn thuộc khu vực miền núi.
3. Không quá 30 ha đối với mỗi loại đất để sử dụng vào đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 ha.
4. Quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều này không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân.”
Theo đó, hạn mức giao đất trống, đồi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng được giao cho hộ gia đình sản xuất nông nghiệp là tối đa 02 héc ta đối với mỗi loại đất nhưng tổng hạn mức giao đất không quá 05 héc ta.
Trường hợp giao đất trồng cây lâu năm cho hộ gia đình, cá nhân ở khu vực đồng bằng thì hạn mức giao đất không quá 10 héc ta, ở khu vực miền núi là không quá 30 héc ta.
Trường hợp giao đất để sử dụng vào đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất thì hạn mức giao đất tối đa là 30 héc ta.
Việc giao đất trong những trường hợp trên không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân.
Hạn mức giao đất ở tại tỉnh Ninh Bình hiện nay được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 24/2014/QĐ-UBND ngày 28/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình quy định như sau:
“Điều 3. Hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân
1. Hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại đô thị
a) Không quá 100 m2 đối với thành phố Ninh Bình và thị xã Tam Điệp;
b) Không quá 120 m2 đối với thị trấn thuộc các huyện.
2. Hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn
a) Không quá 180 m2 đối với các xã thuộc khu vực đồng bằng;
b) Không quá 250 m2 đối với các xã thuộc khu vực miền núi.
3. Hạn mức quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này không áp dụng đối với các trường hợp giao đất ở theo dự án xây dựng nhà chung cư, xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê và giao đất ở thông qua đấu giá quyền sử dụng đất.”
Theo đó, hạn mức giao đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở tại thành phố Ninh Bình và thị xã Tam Điệp tối đa là 100m2, tại các thị trấn thuộc các huyện thì tối đa là 120m2.
Hạn mức giao đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây nhà ở tại nông thôn là tối đa 180m2 đối với các xã đồng bằng và là 250m2 đối với các xã miền núi.
Trường hợp giao đất theo dự án xây nhà chung cư, xây nhà ở để bán hoặc cho thuê, giao đất ở qua đấu giá quyền sử dụng đất thì không áp dụng hạn mức như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định thi hành án treo cần phải ghi rõ những nội dung nào? Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm gì?
- Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu tại đâu?
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn nào? Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính ra sao?
- Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự?
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?