Đi vào đoạn đường cong có cần bật xi nhan hay không? Nên bật xi nhan trước khi chuyển hướng bao nhiêu mét?
Đi vào đoạn đường cong có cần xi nhan hay không?
Căn cứ Điều 15 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định như sau:
Chuyển hướng xe
1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
3. Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.
4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.
Đồng thời căn cứ Điều 13 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định như sau:
Sử dụng làn đường
1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Khi tham gia giao thông xe đi theo đường cong, thì phương tiện giao thông vẫn xem là đang đi trên một đoạn đường.
Ngoài ra căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP hiện hành quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì không có quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không bật xi nhan khi đi vào đường cong.
Tóm lại, khi đi theo đường cong việc bật xi nhan là không bắt buộc, việc này chỉ được khuyến khích thực hiện và nếu không thực hiện thì cũng không chịu hình thức xử phạt nào.
Đi vào đoạn đường cong có cần bật xi nhan hay không? Nên bật xi nhan trước khi chuyển hướng bao nhiêu mét? (Hình từ Internet)
Chuyển hướng có bắt buộc phải bật xi nhan hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
Đồng thời khoản 1 Điều 13 Luật Giao thông đường bộ 2008 cũng có quy định người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép và khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
Như vậy, khi chuyển hướng xe hoặc chuyển làn đường, người điều khiển phương tiện bắt buộc phải bật xi nhan.
Đồng thời căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lỗi không bật xi nhan khi chuyển hướng bị phạt như sau:
Đối với xe ô tô:
- Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước: Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng.
- Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức): Phạt tiền từ 800.000 đồng - 01 triệu đồng.
- Căn cứ điểm g khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm d khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc: Phạt tiền từ 04 - 06 triệu đồng.
Đối với hành vi này căn cứ điểm b và điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm c khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về hình thức xử phạt bổ sung đối như sau:
+ Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng
+ Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu thực hiện hành vi vi phạm mà gây tai nạn giao thông
Đối với xe máy:
- Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức): Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng
- Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước: Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng.
Như vậy hiện nay pháp luật quy định việc chuyển hướng phương tiện giao thông thì người điều kiển phương tiện phải chú ý quan sát đồng thời có tính hiệu cảnh báo cho người tham gia giao thông khác biết việc chuyển hướng của mình.
Nên bật xi nhan trước khi chuyển hướng bao nhiêu mét?
Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể là phải bật xi nhan trước khi chuyển hướng bao nhiêu mét. Tuy nhiên người điều khiển phương tiện không được bật xi nhan quá chậm khi chuyển hướng. Điều này có thể gây mất an toàn và xảy ra tai nạn giao thông khi có sự chuyển hướng điều khiển phương tiện một cách bất ngờ.
Đồng thời hành vi xi nhan quá chậm hoặc rẽ một đoạn rồi mới bật xi nhan thì được xem là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử phạt theo các quy định như đã phân tích bên trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn mà không cần báo trước trong trường hợp nào?
- Hợp đồng trọn gói là gì? Gói thầu nào phải áp dụng loại hợp đồng trọn gói? Khi nào áp dụng hợp đồng trọn gói?
- Căn cứ thay đổi Trưởng đoàn thanh tra? Trưởng đoàn thanh tra bị thay đổi khi có vợ hoặc chồng là đối tượng thanh tra đúng không?
- Mức tiền thưởng đối với chi bộ đạt tiêu chuẩn “Trong sạch vững mạnh” tiêu biểu trong năm là bao nhiêu?
- Hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất không đấu nối với hệ thống điện quốc gia cần thực hiện như thế nào?