Đến năm 2030, Việt Nam sẽ đạt mức xếp hạng tín nhiệm từ Baa3 (đối với Moody’s) hoặc BBB- (đối với S&P và Fitch) trở lên?

Có phải đến năm 2030, Việt Nam sẽ đạt mức xếp hạng tín nhiệm từ Baa3 (đối với Moody’s) hoặc BBB- (đối với S&P và Fitch) trở lên? Bởi vì tôi nghe bảo Thủ tướng Chính phủ vừa mới ban hành Đề án Cải thiện xếp hạng tín nhiệm đến năm 2030. Mong được cung cấp thông tin về việc này

Ngày 31/3/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 412/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia tới năm 2030. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra các mục tiêu trọng tâm nhằm cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia cũng như các giải pháp chủ yếu về việc này, cụ thể như sau:

Mục tiêu tổng quát trong việc cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia

Theo Điều 1 Quyết định 412/QĐ-TTg như sau:

Phấn đấu đến năm 2030, là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; có thể chế quản lý hoàn thiện, cạnh tranh, hiệu lực, hiệu quả; nền kinh tế phát triển mạnh mẽ trên cơ sở khoa học, công nghệ gắn với nâng cao hiệu quả trong hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, tạo thuận lợi để nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia lên mức Đầu tư, góp phần giảm chi phí huy động vốn, giảm mức rủi ro tín dụng quốc gia.

Đến năm 2030, Việt Nam sẽ đạt mức xếp hạng tín nhiệm từ Baa3 (đối với Moody’s) hoặc BBB- (đối với S&P và Fitch) trở lên?

Đến năm 2030, Việt Nam sẽ đạt mức xếp hạng tín nhiệm từ Baa3 (đối với Moody’s) hoặc BBB- (đối với S&P và Fitch) trở lên?

Mục tiêu cụ thể trong việc cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia

Theo Điều 1 Quyết định 412/QĐ-TTg như sau:

- Đến năm 2030 đạt mức xếp hạng tín nhiệm từ Baa3 (đối với Moody’s) hoặc BBB- (đối với S&P và Fitch) trở lên.

- Các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế vĩ mô: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân cả giai đoạn khoảng 7%/năm; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm 2030 đạt khoảng 7.500 USD; tổng đầu tư xã hội bình quân đạt 33-35% GDP.

- Các chỉ tiêu về tài khóa: Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước được Quốc hội phê duyệt trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm và kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm, phấn đấu bội chi ngân sách nhà nước đến năm 2030 khoảng 3% GDP; nợ công không quá 60% GDP, nợ Chính phủ không quá 50% GDP.

- Các chỉ tiêu lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu các ngân hàng thương mại giai đoạn 2021-2025 đạt 11-12%; đến năm 2030 duy trì tối thiểu 12%; tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản có rủi ro của khối ngân hàng ở mức tối thiểu 9%; duy trì mức dự trữ ngoại hối tương đương với tối thiểu 16 tuần nhập khẩu.

- Các chỉ tiêu chủ yếu về xã hội: Chỉ số phát triển con người (HDI) duy trì trên 0,7.

- Các chỉ tiêu chủ yếu về môi trường: Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%; tỷ lệ xử lý và tái sử dụng nước thải ra môi trường lưu vực các sông đạt trên 70%; giảm 9% lượng phát thải khí nhà kính.

Các giải pháp chủ yếu trong việc cải thiện xếp hạng tín nhiệm quốc gia

Theo Điều 1 Quyết định 412/QĐ-TTg như sau:

(a) Triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 và các Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng giai đoạn 5 năm.

- Triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế - xã hội, điều hành chính sách tài chính- ngân sách nhà nước, tiền tệ, nợ công, đầu tư công theo các kế hoạch 5 năm phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030.

- Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; tiếp tục phát huy tiềm năng tăng trưởng và cải thiện các chỉ số kinh tế, bao gồm chỉ tiêu GDP bình quân đầu người trong trung và dài hạn.

- Duy trì năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, đa dạng hóa và xây dựng năng lực cạnh tranh trong chuỗi cung ứng công nghệ và sản xuất công nghiệp có giá trị gia tăng cao.

- Triệt để khai thác lợi thế của các hiệp định thương mại, củng cố vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần thu hút có chọn lọc dòng vốn FDI.

- Nâng cao năng suất và chất lượng nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo, tối ưu hóa lực lượng lao động trẻ đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

(b) Cải thiện chất lượng thể chế, quản trị, tăng cường công khai, minh bạch dữ liệu phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Tham gia chủ động, theo dõi sát để cải thiện điểm số Chỉ số Quản trị Toàn cầu (WGI) và các xếp hạng toàn cầu khác về quản trị, môi trường kinh doanh, phát triển con người…trong dài hạn, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc cải thiện năng lực thể chế, phản ánh tích cực trong kết quả xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

- Nâng cao các tiêu chuẩn công bố dữ liệu để phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và thực tiễn tại các thị trường mới nổi. Cải thiện chất lượng và tính kịp thời của dữ liệu, tăng cường phối hợp và chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan điều hành kinh tế vĩ mô.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số. Hoàn thành xây dựng, đưa vào khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quan trọng và nền tảng kết nối, chia sẻ quốc gia.

(c) Xây dựng nền tài chính công vững mạnh, mở rộng cơ sở thu bền vững để cải thiện các chỉ số nợ và thúc đẩy củng cố tài khóa.

- Tiếp tục củng cố nền tảng tài khóa lành mạnh, tập trung cải thiện điểm số về thu ngân sách thông qua hoàn thiện hệ thống chính sách thu gắn với cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng bao quát các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, phù hợp với thực tiễn, các cam kết hội nhập và thông lệ quốc tế tốt.

- Cải thiện các chỉ số tài khóa, giảm dần bội chi ngân sách nhà nước, tỷ lệ nợ công, nợ Chính phủ so với GDP.

- Tiếp tục tăng cường minh bạch chính sách tài khóa; đẩy mạnh việc quản lý, điều hành tài chính ngân sách theo trung hạn, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất giữa kế hoạch đầu tư công trung hạn với kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm; thực hiện kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm, chương trình quản lý nợ công 3 năm theo quy định của luật pháp và thông lệ quốc tế; tăng cường áp dụng các thông lệ quốc tế tốt trong quản lý rủi ro danh mục nợ Chính phủ, đảm bảo vay nợ bền vững.

(d) Cải thiện cơ cấu và chất lượng của khu vực ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước để giảm rủi ro nghĩa vụ nợ dự phòng đối với ngân sách nhà nước.

- Tăng cường xử lý nợ xấu, hạn chế nợ xấu phát sinh, tiếp tục tái cấu trúc ngành ngân hàng, giảm thiểu rủi ro nợ xấu thông qua các biện pháp tăng cường vốn hóa các ngân hàng thương mại, cải thiện chất lượng tài sản và các khoản cho vay của ngân hàng, cải thiện tỷ lệ tài sản và nợ, đẩy mạnh tiến độ xử lý các tài sản có vấn đề/nợ xấu còn lại.

- Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về cấp tín dụng, mở rộng tín dụng hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ vào các lĩnh vực rủi ro cao.

- Theo dõi sát, đảm bảo mọi khoản vay Chính phủ bảo đảm được thanh toán đầy đủ, đúng hạn.

- Tiếp tục thực hiện sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa.

- Tăng cường tính minh bạch, công khai dữ liệu của ngân hàng và doanh nghiệp để cải thiện khả năng dự báo về hiệu quả tài chính.

(đ) Tăng cường hiệu quả, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia, tăng cường hợp tác với các tổ chức xếp hạng tín nhiệm và các tổ chức quốc tế.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ, nhất là các biện pháp về kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

- Tăng cường năng lực cán bộ, bố trí đội ngũ cán bộ có chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp chuyên trách công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

- Tăng cường học tập kinh nghiệm quốc tế, tích cực tham vấn các chuyên gia tư vấn trong nước và quốc tế, không ngừng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia, theo đó cải thiện chất lượng thông tin cung cấp, phương pháp làm việc với các cơ quan xếp hạng tín nhiệm để phản ảnh được thông tin tích cực về kinh tế vĩ mô, quản lý tài khóa, tiền tệ, nợ công.

- Xây dựng quy chế cung cấp thông tin cụ thể, cập nhật, có tính thời sự đối với các lĩnh vực như tình hình chính trị; đường lối, chủ trương, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam; các chính sách về tài khóa, tiền tệ, giá, thương mại, đầu tư, nợ công; kết quả cải cách hành chính và các thông tin theo yêu cầu của Bộ Tài chính để phục vụ công tác đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Các Bộ, ngành có lộ trình tăng cường công bố, chia sẻ thông tin chi tiết hơn trên môi trường số.

- Chủ động cung cấp thông tin thường xuyên theo các kênh đa dạng để quảng bá về những kết quả tích cực trong điều hành kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế - xã hội.

- Xây dựng lịch biểu và định kỳ tổ chức đợt tiếp xúc tại Việt Nam và nước ngoài để quảng bá tới các tổ chức xếp hạng tín nhiệm, cộng đồng nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế; chủ động gặp và trao đổi với đại diện lãnh đạo cấp cao của Ủy ban đánh giá các tổ chức xếp hạng tín nhiệm nhân dịp các hội nghị quốc tế để phản ánh và cập nhật tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam.

- Nâng cao tính chủ động, tích cực, phối hợp đồng bộ giữa Bộ, ngành, tổ chức được giao chủ trì hoặc tham gia công tác đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

- Nâng cao trách nhiệm giải trình của cơ quan, đơn vị, nhóm nòng cốt trong phối hợp tham gia công tác xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương; khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh.

Tín nhiệm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trong kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, trách nhiệm của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm là gì?
Pháp luật
Đến năm 2030, Việt Nam sẽ đạt mức xếp hạng tín nhiệm từ Baa3 (đối với Moody’s) hoặc BBB- (đối với S&P và Fitch) trở lên?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tín nhiệm
1,025 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tín nhiệm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tín nhiệm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào