Đến năm 2030, đảm bảo 100% các vụ việc có dấu hiệu tội phạm về đa dạng sinh học phải được khởi tố điều tra?
- Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” hướng đến những đối tượng nào?
- Mục tiêu chung của Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” gồm những nội dung gì?
- Mục tiêu đến năm 2030 tại Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” ra sao?
Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” hướng đến những đối tượng nào?
Ngày 27/12/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1623/QĐ-TTg năm 2022 về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Theo đó, tại tiểu mục 2 Mục II Quyết định 1623/QĐ-TTg năm 2022 xác định các đối tượng của Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” là các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động liên quan đến quản lý, bảo tồn, sử dụng:
- Hệ sinh thái (trên cạn, đất ngập nước, rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển);
- Loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
- Loài bị đe dọa, loài đặc hữu;
- Loài ngoại lai xâm hại;
- Nguồn gen...
Đến năm 2030, đảm bảo 100% các vụ việc có dấu hiệu tội phạm về đa dạng sinh học phải được khởi tố điều tra? (Hình từ Internet)
Mục tiêu chung của Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” gồm những nội dung gì?
Tại tiểu mục 1 Mục I Quyết định 1623/QĐ-TTg năm 2022, các mục tiêu chung của Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” được nêu rõ như sau:
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành pháp luật về đa dạng sinh học...;
- Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học;
- Đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả và phù hợp với các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên;
- Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi phạm tội, các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học;
- Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới;
- Hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan.
- Tiếp tục mở rộng hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế.
Như vậy, Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” có các mục tiêu chung như trên.
Mục tiêu đến năm 2030 tại Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” ra sao?
Về các mục tiêu cụ thể đến năm 2030 của Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, tiểu mục 2 Mục I Quyết định 1623/QĐ-TTg năm 2022 xác định các mục tiêu sau:
- Đổi mới hình thức tuyên truyền. Chú trọng đối tượng tuyên truyền là người dân ở khu bảo tồn, vùng đất ngập nước, tuyến di cư và điểm đến của các loài chim hoang dã;
- Đưa chuyên đề bảo vệ đa dạng sinh học thành hoạt động truyền thông thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng và giáo dục tại các nhà trường;
- Nghiên cứu, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến đa dạng sinh học;
- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động gây nuôi động vật hoang dã; kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh, bảo đảm việc nhập khẩu động vật, thực vật hoang dã không ảnh hưởng xấu tới đa dạng sinh học và sức khỏe con người;
- Xử lý nghiêm hành vi khai thác, đánh bắt, vận chuyển, buôn bán trái phép các loài thực vật, động vật hoang dã, quý hiếm;
- Đảm bảo tỷ lệ thụ lý tố giác, tin báo về tội phạm về đa dạng sinh học, kiến nghị khởi tố đạt 100%; tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đạt trên 90%; 100% các vụ việc có dấu hiệu tội phạm về đa dạng sinh học phải được khởi tố để điều tra;
- Phấn đấu 100% cán bộ chuyên trách được đào tạo, tập huấn kiến thức, nghiệp vụ chuyên sâu. Xây dựng, củng cố đội ngũ giám định viên và cán bộ làm công tác định giá đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan;
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật cần thiết phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan;
- Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống kiểm định, phân tích, xử lý thông tin hiện đại phục vụ công tác phòng ngừa, phát hiện, điều tra tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan;
- Duy trì và mở rộng hợp tác quốc tế, chủ động, tích cực thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học...
Như vậy, việc thực hiện Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” cần đảm bảo hướng đến các mục tiêu cụ thể nêu trên.
Trong đó, nổi bật là các tiêu chí về tỷ lệ thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo và kiến nghị khởi tố tội phạm về đa dạng sinh học.
Xem chi tiết tại Quyết định 1623/QĐ-TTg năm 2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?