Đến năm 2030, 100% hộ gia đình ở thành thị và 80% hộ gia đình ở nông thôn sẽ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn?

Cho tôi hỏi về việc bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước. Các mục tiêu nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước? Cảm ơn!

Mục tiêu tổng quát bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước?

Căn cứ tiểu mục 1.1 Mục 1 Phần II Kết luận 36-KL/TW năm 2022 của Bộ chính trị về mục tiêu tổng quát của việc bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước như sau:

Bảo đảm số lượng, chất lượng nước sinh hoạt cho ngườiphục vụ dân sinh trong mọi tình huống; đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất, kinh doanh của các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các ngành kinh tế quan trọng, thiết yếu; bảo đảm mọi người dân, mọi đối tượng được tiếp cận, sử dụng nước một cách công bằng, hợp lý.

Chủ động tích trữ, điều hoà nguồn nước, khai thác, sử dụng hiệu quả đi đôi với bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước; ứng phó hiệu quả với các rủi ro thiệt hại từ các thảm hoạ, thiên tai liên quan đến nước, thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước.

Đến năm 2030 đạt 100% hộ gia đình ở thành thị và 80% hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn?

Đến năm 2030, 100% hộ gia đình ở thành thị và 80% hộ gia đình ở nông thôn sẽ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn? (Hình từ internet)

Mục tiêu cụ thể bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước?

Căn cứ tiểu mục 1.2 Mục 1 Phần II Kết luận 36-KL/TW năm 2022 của Bộ chính trị về mục tiêu cụ thể của việc bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước như sau:

- Đến năm 2025:

+ Hoàn thành việc lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành liên quan đến nước; 95% hộ gia đình ở thành thị và 60% hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn;

+ Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nước sinh hoạt, cấp nước cho sản xuất, đặc biệt là các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, miền núi phía Bắc; cơ bản sửa chữa, nâng cấp bảo đảm an toàn các đập, hồ chứa nước bị hư hỏng, xuống cấp, chưa đủ khả năng chống lũ theo thiết kế.

- Đến năm 2030:

+ Cân đối đủ nước phục vụcho dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và các ngành kinh tế quan trọng; 100% hộ gia đình ở thành thị và 80% hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn.

+ Giải quyết căn bản nước sinh hoạt cho các đảo có đông dân cư; hoàn thiện đồng bộ hệ thống công trình điều tiết nước mặn, nước ngọt, dâng nước,tích trữ nước trên các lưu vực sông lớn; hoàn thành sửa chữa, nâng cấp các đập, hồ chứa nước hư hỏng, xuống cấp, thiếu năng lực phòng, chống lũ;

+ Bước đầu khắc phục tình trạng suy thoái, ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng tại một số lưu vực sông, hệ thống công trình thuỷ lợi lớn; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng và vận hành hệ thống theo dõi, đánh giá, giám sát an ninh nguồn nước quốc gia theo phương thức quản trị nguồn nước của quốc tế.

- Đến năm 2045:

+ Chủ động được nguồn nước phục vụ dân sinh và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân sinh; bảo đảm các hộ gia đình ở nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn; dự báo, cảnh báo dài hạn để xử lý ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu;

+ Kiểm soát và khắc phục tình trạng suy thoái, ô nhiễm nguồn nước tại các lưu vực sông, hệ thống công trình thuỷ lợi; hoàn thiện chính sách về nước đồng bộ, thống nhất liên ngành, liên vùng, bảo đảm an ninh nguồn nước.

Nhận thức về tầm quan trọng bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 2.1 mục 2 Phần II Kết luận 36-KL/TW năm 2022 của Bộ chính trị về nhiệm vụ nâng cao nhận thức về tầm quan trọng bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới như sau:

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp nhận thức đúng, đầy đủ về, nâng cao nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân về vai trò, ý nghĩa quan trọng của công tác bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài, liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh đất nước, trên cơ sở đó xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các cấp, các ngành và người dân trong thực hiện công tác này.

- Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước. Phát huy vai trò giám sát của người dân, cộng đồng; vai trò của, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân quản lý, chủ động tích trữ, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

An ninh nguồn nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thực hiện chính sách thu hút nguồn vốn ODA để đầu tư xây dựng công trình tích trữ nước, kết nối nguồn nước bảo đảm an sinh xã hội?
Pháp luật
Đến năm 2030, 100% hộ gia đình ở thành thị và 80% hộ gia đình ở nông thôn sẽ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An ninh nguồn nước
2,037 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An ninh nguồn nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào