Đến năm 2025, 100% các thủ tục hải quan được thực hiện hoàn toàn bằng phương thức điện tử (phi giấy tờ)?
- Chuyển đổi số trong thực hiện thủ tục hải quan trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng năm 2030
- Quản lý thuế trong thực hiện thủ tục hải quan trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng năm 2030
- Kiểm tra sau thông quan trong thực hiện thủ tục hải quan trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng năm 2030
- Phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới khi thực hiện thủ tục hải quan trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng năm 2030
- Quản lý rủi ro khi thực hiện thủ tục hải quan trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng năm 2030
Nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động nghiệp vụ hải quan một cách toàn diện, đồng bộ với chuyển đổi số của doanh nghiệp, các Bộ, ngành trong triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN theo hướng tập trung hóa, hiện đại hóa, tự động hóa công tác quản lý điều hành nghiệp vụ hải quan, công tác tham mưu, thực thi nghiệp vụ kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; các quy trình thủ tục hải quan đơn giản được số hóa tối đa; các lĩnh vực nghiệp vụ được tích hợp, liên thông, tự động hóa mức độ cao; đẩy mạnh kiểm tra trước và sau thông quan, giảm tỷ lệ kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan; ứng dụng khoa học công nghệ của cuộc cách mạng lần thứ 4 (4.0)...với các trang thiết bị hiện đại nhằm giảm thiểu can thiệp của con người trong quá trình thông quan hàng hóa. Tổng cục Hải quan quy định các mục tiêu chuyển đổi số về nghiệp vụ hải quan như sau:
Chuyển đổi số trong thực hiện thủ tục hải quan trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng năm 2030
Căn cứ vào Quyết định 707/QĐ-TCHQ ngày 04 tháng 5 năm 2022, Tổng cục Hải quan quy định mục tiêu về chuyển đổi số khi thực hiện thủ tục hải quan trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng năm 2030 như sau:
Hoàn thành tái thiết kế tổng thể hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu thực hiện nghiệp vụ hải quan hướng tới Hải quan số và đáp ứng các yêu cầu về an toàn thông tin hệ thống. Theo đó, cùng với việc thực hiện đồng bộ chuyển đổi số trong Cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN, thủ tục hải quan được thực hiện giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoàn toàn trên môi trường số phi giấy tờ), mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện; quản lý tự động các hoạt động nghiệp vụ hải quan trên môi trường số trong toàn bộ quá trình thực hiện thủ tục hải quan cả trước, trong, sau thông quan, đảm bảo quản lý xuyên suốt từ khâu đầu đến khâu cuối đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, trong đó:
Về hồ sơ hải quan:
- 100% thủ tục hải quan được số hóa và thực hiện bằng phương thức điện tử.
- 95% các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan được chuyển sang dạng dữ liệu số (5% thuộc hồ sơ đặc biệt như hồ sơ mật, hồ sơ sử dụng khi hệ thống gặp sự cố,...).
- 100% hồ sơ nghiệp vụ kiểm soát hải quan cơ bản được chuyển sang dữ liệu điện tử, tiến tới số hóa.
Đến năm 2025, 100% các thủ tục hải quan được thực hiện hoàn toàn bằng phương thức điện tử (phi giấy tờ)
Quản lý thuế trong thực hiện thủ tục hải quan trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng năm 2030
Căn cứ vào Quyết định 707/QĐ-TCHQ ngày 04 tháng 5 năm 2022, Tổng cục Hải quan quy định mục tiêu về quản lý thuế khi thực hiện thủ tục hải quan trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng năm 2030 như sau:
- Quản lý nợ thuế được thực hiện hoàn toàn theo phương thức điện tử với phương pháp quản lý hiện đại.
- Thu thập, phân tích, đánh giá, xây dựng, sử dụng, quản lý cơ sở dữ liệu tập trung thống nhất về mã số hàng hóa, thuế suất, trị giá hải quan, quản lý nợ thuế, hoàn thành nghĩa vụ thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước; tự động quản lý nghĩa vụ thuế, tài chính trong quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh; tự động hóa việc áp dụng chính sách miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, thu thuế và không thu thuế đúng đối tượng, đúng quy định của pháp luật; quản lý thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo dựa trên cơ sở dữ liệu lớn, phục vụ cho công tác thống kê và công tác chỉ đạo điều hành thống nhất; cải cách trong xây dựng biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu đưới dạng điện tử hóa, số hóa đảm bảo minh bạch.
Kiểm tra sau thông quan trong thực hiện thủ tục hải quan trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng năm 2030
Căn cứ vào Quyết định 707/QĐ-TCHQ ngày 04 tháng 5 năm 2022, Tổng cục Hải quan quy định mục tiêu về kiểm tra sau thông quan khi thực hiện thủ tục hải quan trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng năm 2030 như sau:
Tự động xác định đối tượng cần kiểm tra sau thông quan trên cơ sở áp dụng mô hình tự động phân tích, đánh giá rủi ro, phân tích Số liệu thống kê, các bài toán nghiệp vụ, các dấu hiệu khác thường trên hệ thống công nghệ thông tin.
Phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới khi thực hiện thủ tục hải quan trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng năm 2030
Về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới khi thực hiện thủ tục hải quan trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng năm 2030, Tổng cục Hải quan quy định mục tiêu như sau:
Tự động thu thập, tiếp nhận, phân tích thông tin về các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập cảnh người và phương tiện thông qua thông tin tình báo, hợp tác quốc tế để lập các hồ sơ xác định trọng điểm các lô hàng có mức độ rủi ro cao theo các tiêu chí kiểm soát; tự động phân tích, cảnh báo những giao dịch bất thường trong hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp; tự động cảnh báo đến các địa chỉ cụ thể về lô hàng tinh nghi và chỉ dẫn chi tiết biện pháp kiểm soát hải quan; ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong đo lường tuân thủ để thiết lập và triển khai các phương án kiểm soát linh hoạt hiệu quả.
Quản lý rủi ro khi thực hiện thủ tục hải quan trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng năm 2030
Căn cứ Quyết định 707/QĐ-TCHQ ngày 04 tháng 5 năm 2022, Tổng cục Hải quan quy định mục tiêu về quản lý rủi ro khi thực hiện thủ tục hải quan trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng năm 2030 như sau:
- Tự động thu thập, tích hợp thông tin: từ hoạt động khai báo hải quan, kết quả từ các hoạt động nghiệp vụ hải quan; thông tin trao đổi với các cơ quan quản lý nhà nước; thông tin trao đổi với Hải quan nước ngoài; thông tin do các tổ chức cá nhân trong, ngoài nước cung cấp.
- Ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, phân tích thông minh, internet vạn vật...) để nâng cao hiệu quả nghiệp vụ quản lý rủi ro: Đánh giá tuân thủ, phân loại mức độ rủi ro đối với người khai hải quan, hành khách xuất nhập cảnh, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh và hàng hóa xuất nhập khẩu; tự động phân loại, đánh giá mức độ rủi ro đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, người xuất nhập cảnh, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh để phân luồng quyết định kiểm tra; phân tích thông tin, đánh giá rủi ro và xác định trọng điểm để cảnh báo rủi ro, áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát phù hợp, hiệu quả ở cả ba giai đoạn trước, trong và sau thông quan thông qua hệ thống CNTT.
- 100% hồ sơ về tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; người, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh được quản lý dưới dạng dữ liệu số.
- Hoàn thành việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về hải quan.
Như vậy, Tổng cục Hải quan đưa ra mục tiêu chung 100% các thủ tục hải quan được thực hiện hoàn toàn bằng phương thức điện tử (phi giấy tờ) trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng năm 2030.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?