Đến năm 2023 thì 100% phụ nữ TPHCM được tiếp cận các biện pháp tránh thai hiện đại có đúng không?
Đến năm 2023 thì 100% phụ nữ TPHCM được tiếp cận các biện pháp tránh thai hiện đại có đúng không?
Ngày 17/03/2023, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch 968/KH-UBND năm 2023
Theo đó tại tiểu mục 2 Mục 5 Kế hoạch 968/KH-UBND năm 2023 đã nêu ra các chỉ tiêu trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình đến năm 2023 như sau:
- 100% phụ nữ được tiếp cận các biện pháp tránh thai hiện đại, hỗ trợ sinh sản, dự phòng vô sinh tại cộng đồng;
Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại tiếp tục được duy trì ở mức trên 60% cho đến năm 2030; giảm 2/3 số vị thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn;
- 80% cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định bao gồm cả khu vực ngoài công lập vào năm 2025, đạt 90% năm 2030;
- 100% cấp xã tiếp tục triển khai cung ứng các biện pháp tránh thai phi lâm sàng thông qua đội ngũ cộng tác viên dân số;
- 100% cấp huyện có cơ sở y tế cung cấp dịch kế hoạch hóa gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai lâm sàng và hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030;
- Trên 95% cấp xã thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động người dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình, sử dụng biện pháp tránh thai; hệ lụy của phá thai, nhất là đối với vị thành niên, thanh niên vào năm 2025 và duy trì đến năm 2030.
Đến năm 2023: 100% phụ nữ TPHCM được tiếp cận các biện pháp tránh thai hiện đại có đúng không?
Nhiệm vụ hoàn thiện cơ chế chính sách về kế hoạch hóa gia đình được đề ra là gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục 6 Kế hoạch 968/KH-UBND năm 2023 nêu rõ nhiệm vụ hoàn thiện cơ chế chính sách về kế hoạch hóa gia đình như sau:
- Tham mưu đề xuất với Trung ương về việc điều chỉnh hoặc bãi bỏ một số quy định về cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
- Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình; nghiên cứu, phân tích thị trường kịp thời để ban hành chính sách phù hợp về kế hoạch hóa gia đình; giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị; đẩy mạnh xã hội hóa cung ứng phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; có biện pháp điều chỉnh kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tiễn trong từng giai đoạn.
- Thử nghiệm, phổ biến các kỹ thuật mới, hiện đại nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
- Tổ chức hội thảo, hội nghị để phổ biến các văn bản pháp luật và các quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật sau khi được phê duyệt. Tham dự các lớp tập huấn hướng dẫn chuyên môn về các quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật.
Nhiệm vụ phát triển mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình được đề ra như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục 6 Kế hoạch 968/KH-UBND năm 2023 có nêu rõ về niệm vụ phát triển mạng lưới dịch vụ kế hoạch hóa gia đình như sau:
- Củng cố mạng lưới cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình các cấp; đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
- Tiếp tục đào tạo cho người cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai;
Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng tư vấn, theo dõi, quản lý đối tượng và cung cấp biện pháp tránh thai phi lâm sàng cho cán bộ, chuyên trách và cộng tác viên dân số tại cộng đồng; đảm bảo nguồn nhân lực thực hiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tại các cơ sở cung cấp dịch vụ.
- Mở rộng các hình thức cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tại các cơ sở y tế trong và ngoài công lập; ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
- Thí điểm triển khai và từng bước mở rộng các mô hình: cung ứng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản di động tại khu công nghiệp, khu chế xuất;
Cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/ sức khỏe sinh sản qua mạng (viễn thông, internet) và các mô hình khác có liên quan; tiếp tục triển khai và mở rộng mô hình cung ứng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/ sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên.
- Thí điểm và từng bước mở rộng các mô hình hỗ trợ sinh sản, dự phòng, tầm soát vô sinh cho nhóm dân số trẻ; can thiệp, điều trị sớm một số nguyên nhân dẫn đến vô sinh tại cộng đồng; can thiệp giảm phá thai tại cộng đồng
- Hoàn thiện, nâng cao chất lượng hệ thống thông tin quản lý hậu cần phương tiện tránh thai và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
Tổ chức đào tạo và đào tạo lại về quản trị hệ thống LMIS cho cán bộ các cấp; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện LMIS.
- Kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định về công tác kế hoạch hóa gia đình; tổ chức thực hiện việc giám sát chất lượng đối với cơ sở và người cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?