Đề xuất tổ chức, cá nhân có quyền tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự?
Công trình quốc phòng và khu quân sự là gì?
Theo quy định tại Điều 1 Pháp lệnh 32-L/CTN năm 1994:
Công trình quốc phòng và khu quân sự là tài sản của Nhà nước, được giao cho lực lượng vũ trang nhân dân và chính quyền các cấp tổ chức việc xây dựng, quản lý, sử dụng, bảo vệ để phục vụ sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Và quy định tại Điều 2 Pháp lệnh 32-L/CTN năm 1994 về định nghĩa công trình quốc phòng và khu quân sự như sau:
Công trình quốc phòng là các công trình được xây dựng, các địa hình và địa vật tự nhiên được cải tạo và xác định nhằm phục vụ mục đích phòng thủ, bảo vệ Tổ quốc.
Khu quân sự là khu vực có giới hạn được xác định chuyên dùng cho mục đích quân sự.
Như vậy, có thể hiểu công trình quốc phòng và khu quân sự là tài sản của Nhà nước và được giao cho lực lượng vũ trang, chính quyền các cấp quản lý, sử dụng phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, chuyên dùng cho mục đích quân sự.
Đề xuất tổ chức, cá nhân có quyền tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự? (Hình ảnh từ Internet)
Quy định về việc bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự như thế nào?
Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự được quy định tại Chương 2 Pháp lệnh 32-L/CTN năm 1994, như sau:
Điều 6. Công trình quốc phòng và khu quân sự được cấp có thẩm quyền xác định địa giới. Tuỳ theo tính chất của công trình quốc phòng và khu quân sự mà cấp có thẩm quyền quy định có khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn.
Điều 7. Căn cứ vào tính chất, mục đích sử dụng, công trình quốc phòng và khu quân sự được phân loại và có quy chế bảo vệ chặt chẽ đối với từng loại.
Việc bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự phải bảo đảm bí mật, an toàn, cường độ và tuổi thọ cho từng công trình; giữ gìn công trình theo yêu cầu thiết kế và luận chứng kinh tế - kỹ thuật; quản lý chặt chẽ các thiết bị, vật tư chuyên dùng của công trình quốc phòng và khu quân sự.
Điều 8. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức bảo vệ hoặc phối hợp bảo vệ các công trình quốc phòng và khu quân sự trong địa phương mình theo quy định của Chính phủ. Các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân trực tiếp bảo vệ các công trình quốc phòng và khu quân sự do mình quản lý, sử dụng.
Uỷ ban nhân dân các cấp và các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân phải có kế hoạch phối hợp bảo vệ thường xuyên các công trình quốc phòng và khu quân sự, không để hư hỏng, xuống cấp hoặc sử dụng sai mục đích.
Điều 9. Nghiêm cấm mọi hành vi lấn chiếm, huỷ hoại, phá hoại công trình quốc phòng và khu quân sự; xây dựng, khai thác, đặt thiết bị và những hành vi khác làm ảnh hưởng đến cấu trúc, tác dụng, an toàn, bí mật của công trình quốc phòng và khu quân sự.
Điều 10. Việc cư trú, sản xuất, kinh doanh, ra vào, đi lại, quay phim, chụp ảnh và mọi hoạt động khác trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ và vành đai an toàn của công trình quốc phòng và khu quân sự phải tuân theo Quy chế của Chính phủ về bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự
Như vậy, việc bảo vệ công trình quốc phòng và khu quận sự được thực hiện theo các quy định trên.
Đề xuất tổ chức, cá nhân có quyền tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự?
Theo đề xuất tại Điều 23 Dự thảo Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự Tải về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, cụ thể:
Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự
1. Quyền của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
a) Được sản xuất, kinh doanh, cư trú, lao động, thực hiện các dự án đầu tư, khai thác, xây dựng và các hoạt động khác theo quy định của Luật này và pháp luật khác có liên quan;
b) Được tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;
c) Được bồi thường, hỗ trợ do yêu cầu quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự khi phải ngừng sản xuất, kinh doanh, thực hiện các dự án đầu tư, khai thác, xây dựng và các hoạt động khác hợp pháp theo quy định của pháp luật có liên quan;
Trường hợp phải chuyển đổi mục đích sử dụng, phá dỡ, di dời các công trình xây dựng, vật kiến trúc dân sự sở hữu hợp pháp thực hiện theo quy định tại Điều 18 Luật này;
d) Được hưởng các chế độ, chính sách hỗ trợ do bị hạn chế hoặc bị ảnh hưởng bởi yêu cầu bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;
đ) Được hưởng thù lao khi cơ quan có thẩm quyền huy động tham gia vào công tác bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
a) Tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự;
b) Khi phát hiện các biểu hiện, hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền để kịp thời xử lý;
c) Thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền trong quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; giúp đỡ và tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức và người có trách nhiệm bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
Theo đó, tổ chức, cá nhân có quyền tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự theo đề xuất trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?