Đề xuất rút ngắn kỳ điều hành giá xăng dầu từ 10 ngày xuống còn 7 ngày? Tại sao Bộ Công Thương đề xuất rút ngắn kỳ điều hành giá xăng dầu?
Thời gian điều hành giá xăng dầu giữa 02 kỳ điều hành hiện nay được quy định là bao lâu?
Trước đây tại điểm c khoản 1 Điều 38 Nghị định 83/2014/NĐ-CP quy định thời gian giữa hai (02) lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là mười lăm (15) ngày đối với trường hợp tăng giá, tối đa là mười lăm (15) ngày đối với trường hợp giảm giá.
Tuy nhiên quy định này đã bị sửa đổi bởi quy định tại khoản 27 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP, cụ thể:
Nguyên tắc điều hành giá xăng dầu
...
3. Thời gian điều hành giá xăng dầu
Thời gian điều hành giá xăng dầu vào các ngày mùng 1, ngày 11 và ngày 21 hàng tháng. Đối với các kỳ điều hành trùng vào ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ theo quy định của nhà nước, thời gian điều hành được lùi sang ngày làm việc tiếp theo sau ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ. Đối với kỳ điều hành trùng vào dịp Tết Nguyên đán, thời gian điều hành được lùi sang kỳ điều hành tiếp theo.
Trường hợp giá các mặt hàng xăng dầu có biến động bất thường, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Bộ Công Thương có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thời gian điều hành giá xăng dầu cho phù hợp.
Như vậy, hiện nay theo quy định tại Nghị định 95/2021/NĐ-CP, thời gian điều hành giá xăng dầu giữa 02 kỳ điều hành đã được sửa đổi giảm từ 15 ngày (theo Nghị định 83/2014/NĐ-CP) xuống 10 ngày (cụ thể điều hành vào các ngày 01, 11, 21 hàng tháng).
Đề xuất rút ngắn kỳ điều hành giá xăng dầu từ 10 ngày xuống còn 7 ngày? Tại sao Bộ Công Thương đề xuất rút ngắn kỳ điều hành giá xăng dầu? (Hình từ Internet)
Đề xuất rút ngắn kỳ điều hành giá xăng dầu từ 10 ngày xuống còn 7 ngày?
Mới nhất, tại Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu (tại đây) đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến có điểm mới nổi bật là đề xuất rút ngắn kỳ điều hành giá xăng dầu từ 10 ngày xuống còn 7 ngày
Cụ thể trước đó, Bộ Công Thương đề xuất 02 phương án quy định về điều hành giá xăng dầu như sau:
Phương án 1:Giữ nguyên quy định hiện hành về thời gian điều hành/công bố giá xăng dầu;
Phương án 2: Sửa đổi theo hướng rút ngắn thời gian điều hành/công bố giá xăng dầu xuống mức 7 ngày, quy định vào 1 ngày cụ thể trong tuần.
Tại khoản 3 Điều 1 Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu thì Bộ Công Thương lựa chọn phương án 2, thời gian giữa 02 kỳ điều hành/công bố giá được giảm từ 10 ngày xuống 07 ngày và quy định vào ngày thứ Năm hàng tuần, không kể ngày nghỉ lễ.
Ngoải ra, dự thảo cũng giữ lại quy dịnh trường hợp giá các mặt hàng xăng dầu có biến động bất thường, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, Bộ Công Thương có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thời gian điều hành giá xăng dầu cho phù hợp.
Tại sao Bộ Công Thương đề xuất rút ngắn kỳ điều hành giá xăng dầu xuống còn 7 ngày?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục V tờ trình dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 1/11/2021 và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP (tại đây) thì Bộ Công Thương đề xuất rút ngắn kỳ điều hành giá xăng dầu xuống còn 7 ngày vì:
Thời gian vừa qua, trước diễn biến tăng liên tục của giá xăng dầu thế giới tại một số thời điểm, Bộ Công Thương đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép điều hành sớm giá xăng dầu để giá xăng dầu trong nước bám sát diễn biến giá xăng dầu thế giới và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu cung ứng xăng dầu cho thị trường.
Cụ thể đối với phương án sửa đổi theo hướng rút ngắn thời gian điều hành/công bố giá xăng dầu xuống mức 7 ngày, quy định vào 1 ngày cụ thể trong tuần có ưu điểm là giá xăng dầu trong nước sẽ biến động gần hơn với biến động của giá xăng dầu thế giới. Khi giá tăng sẽ được sự ủng hộ của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, phương án này cũng có nhược điểm là do thời gian để thực hiện việc nhập khẩu xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam (từ lúc đặt hàng đến lúc hàng về đến cảng Việt Nam) thường cần khoảng 10-15 ngày nên khi thị trường có sự bất ổn theo xu hướng bất lợi cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp sẽ tiếp tục có ý kiến về thời gian điều hành/công bố giá quá ngắn, ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp khó đoán định được giá trong nước khi nhập khẩu xăng dẫu (đặc biệt khi vào chu kỳ giá đi xuống, ví dụ có thể xẩy ra sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine kết thúc).
Trên cơ sở, tổng hợp ý kiến và xem xét thì phương án này vẫn được lựa chọn đưa vào dự thảo. Theo đó thời gian giữa 02 kỳ điều hành/công bố giá được giảm từ 10 ngày xuống 07 ngày và quy định vào ngày thứ Năm hàng tuần.
Bởi lẽ, lý do chọn phương án này là nhằm bảo đảm giá xăng dầu bám sát hơn với diễn biến giá xăng dầu trên thị trường thế giới, việc điều hành sẽ được thực hiện kể cả vào ngày nghỉ lễ nhằm tránh những việc giá có biến động lớn trong những dịp nghỉ lễ, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Tải Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu (tại đây)
Tải Tờ trình dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 1/11/2021 và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP (tại đây)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?