Đề xuất quy định về thu, hạch toán thu tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế?

Cho tôi hỏi, việc thu, hạch toán thu tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế được thực hiện như thế nào? - Chị Ngân (Bến Tre)

Mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế được quy định thế nào?

Theo quy định tại Điều 3 Quyết định 15/2016/QĐ-TTg về múc chi phí quản lý các quỹ bảo hiểm như sau:

Mức trích chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế
...
1. Mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội bằng 2,3% dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội (trừ số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng bảo hiểm xã hội), được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội.
2. Mức chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp bằng 2,3% dự toán thu, chi bảo hiểm thất nghiệp (trừ số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp), được trích từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
3. Mức chi phí quản lý bảo hiểm y tế bằng 5% dự toán thu tiền đóng bảo hiểm y tế, được trích từ khoản 10% số tiền đóng bảo hiểm y tế dành cho quỹ dự phòng và chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế.

Theo đó, mức chi phí quản lý của các quỹ hiểm hiểm tương ứng như sau:

- Mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội bằng 2,3% dự toán thu, chi bảo hiểm xã hội (trừ số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng bảo hiểm xã hội), được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội.

- Mức chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp bằng 2,3% dự toán thu, chi bảo hiểm thất nghiệp (trừ số chi đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp), được trích từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

- Mức chi phí quản lý bảo hiểm y tế bằng 5% dự toán thu tiền đóng bảo hiểm y tế, được trích từ khoản 10% số tiền đóng bảo hiểm y tế dành cho quỹ dự phòng và chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế.

Đề xuất quy định về thu, hạch toán thu tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế? (Hình ảnh từ Internet)

Đề xuất quy định về thu, hạch toán thu tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế?

Theo đề xuất tại khoản 1, 2, 3 Điều 8 Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế tải về thu, hạch toán thu tiền đóng các quỹ bảo hiểm như sau:

Thu và hạch toán thu tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế
1. Cơ quan bảo hiểm xã hội, tổ chức dịch vụ đuợc cơ quan Bảo hiểm xã hội ủy quyển thu thực hiện thu tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của các đối tượng tham gia và chuyển về Bảo hiểm xã hội Việt Nam để quản lý theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Đối với số thu bảo hiểm y tế của các đối tượng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân có trách nhiệm quản lý, sử dụng cho việc khám bệnh, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan bảo hiểm xã hội, tổ chức dịch vụ thu thực hiện thu đủ tiển đóng và tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy đinh. Trường hợp nộp không đủ số tiền theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội, tổ chức dịch vụ thu thực hiện thu theo số tiền người lao động, nguời sử dụng lao động để nghị nộp vào từng quỹ, trong đó tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Trường hợp người lao động, người sử dụng lao động không đề nghị cụ thể số tiền nộp vào từng quỹ, cơ quan bảo hiểm xã hội, tổ chức dịch vụ thu thực hiện:
a) Thu tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế kể cả tiền lãi chậm đống theo quy định tại khoản 4 Điều này đối với người lao động đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc để kịp thời giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật (nếu có);
b) Số tiền còn lại, hạch toán thu theo thứ tự sau đây:
- Thu đủ số tiền phải đóng bảo hiếm y tế và tiền lãi chậm đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều này (nếu có):
- Thu đủ số tiền phải đóng bảo hiểm thất nghiệp và tiền bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều này (nếu có);
- Thu tiền đóng bảo hiểm xã hội và tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều này vào các quỹ thành phần theo thứ tự: thu đủ số tiền phải đóng và lãi chậm đóng vào quỹ ốm đau, thai sản, thu đủ số tiền phải đóng và lãi chậm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thu tiền đóng và lãi chậm dóng vào quỹ hưu trí, tử tuất (nếu có).

Như vậy, việc thu, hạch toán tiền bảo hiểm được đề xuất thực hiện theo nội dung nêu trên.

Đề xuất quy định về lãi chậm đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm như thế nào?

Theo đề xuất tại khoản 4,5 Điều 8 Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế tải như sau:

Thu và hạch toán thu tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế
...
4. Tiền lãi chậm đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế được xác định như sau:
a) Trường hợp chậm đóng bảo hiểm y tế từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất (%/năm) thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liên kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng;
b) Trường hợp trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 30 ngày trở lên, số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng;
c) Trong thời hạn 15 ngày đầu của tháng 01 hằng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải có văn bản thông báo mức lãi suất bình quân theo tháng trên cơ sở mức lãi suất bình quân quy định tại điểm b khoản này gửi cơ quan bảo hiểm xã hội trực thuộc, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân để thống nhất thực hiện.
5. Số tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế thu được, cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân quyết toán riêng với Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng hợp và thực hiện như sau:
a) Tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội đuợc bổ sung các qũy thành phần theo thứ tự uu tiên tại điểm b khoản 3 Điều này. Tiền lãi chậm đóng phát sinh trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành được bổ sung vào quỹ hưu trí, tử tuất thuộc quỹ bảo hiểm xã hội;
b) Tiền lãi chậm đóng bảo hiểm y tế được bổ sung vào quỹ dự phòng bảo hiểm y tế;
c) Tiền lãi chậm đóng bảo hiểm thất nghiệp được bổ sung vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Theo đó, trường hợp chậm đóng bảo hiểm y tế từ 30 ngày trở lên số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất (%/năm) thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.

Trường hợp trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 30 ngày trở lên số tiền lãi phải thu bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng.

Tiền lãi chậm đóng sẽ được bổ sung vào các quỹ bảo hiểm tương ứng.

Bảo hiểm xã hội Tải trọn bộ các văn bản về Bảo hiểm xã hội hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hợp đồng thỉnh giảng trong trường đại học có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Pháp luật
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 02 năm và bảo hiểm xã hội bắt buộc 03 tháng thì có được hưởng trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất không?
Pháp luật
Điều chỉnh tiền lương tháng đóng BHXH từ năm 2025 như thế nào theo dự thảo Thông tư mới nhất?
Pháp luật
Mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo đề xuất mới nhất của Bộ LĐTBXH?
Pháp luật
Cách tính mức lương đóng BHXH 2024 từ 01/7 khi tăng lương tối thiểu vùng? Công thức tính lương đóng bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay thế nào?
Pháp luật
Công thức tính mức đóng BHXH từ tháng 7 2024 theo tỷ lệ đóng BHXH năm 2024 giữa người lao động và doanh nghiệp thế nào?
Pháp luật
Toàn văn dự thảo Thông tư điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng BHXH năm 2025? Xem toàn bộ toàn văn dự thảo ở đâu?
Pháp luật
Mẫu công văn giải trình Bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp mới nhất? Tải mẫu công văn giải trình Bảo hiểm xã hội ở đâu?
Pháp luật
Hướng dẫn đăng ký tài khoản VssID - BHXH cho con mới nhất 2024? Chi tiết đăng ký tài khoản VssID - BHXH cho con qua điện thoại?
Pháp luật
Điều trị ngoại trú là gì? Người lao động điều trị ngoại trú có được thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội
857 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào