Đề xuất kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu nếu giảng viên có nguyện vọng?
Những chính sách nào được áp dụng đối với Giảng viên?
Theo quy định tại Điều 56 Luật Giáo dục đại học 2012, giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học được hưởng những chính sách sau:
- Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ.
- Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được tạo điều kiện về chỗ ở, được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ.
- Nhà nước có chính sách điều động, biệt phái giảng viên làm việc tại cơ sở giáo dục đại học ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; khuyến khích giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học ở vùng thuận lợi đến công tác tại các cơ sở giáo dục đại học ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; tạo điều kiện để giảng viên ở vùng này an tâm công tác.
- Giảng viên có trình độ tiến sĩ, giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư công tác trong cơ sở giáo dục đại học có thể kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu để giảng dạy, nghiên cứu khoa học, nếu có đủ sức khỏe, tự nguyện kéo dài thời gian làm việc, đồng thời cơ sở giáo dục đại học có nhu cầu.
Đề xuất kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu nếu giảng viên có nguyện vọng? (Hình ảnh từ Internet)
Đề xuất những chính sách mới đối với giảng viên?
Đề xuất chính sách đối với giảng viên theo Điều 2 Dự thảo lần 2 Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học Tải như sau:
Chính sách đối với giảng viên
1. Hệ thống chức danh và tiêu chuẩn các chức danh giảng viên là căn cứ để xếp hạng chức danh nghề nghiệp và thực hiện các chế độ chính sách đối với giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học.
2. Chính sách đối với giảng viên được bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư:
a) Giảng viên là viên chức của cơ sở giáo dục đại học công lập sau khi được bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư được xem xét, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I) khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định. Việc xếp lương được thực hiện theo quy định hiện hành.
b) Giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư giảng dạy tại cơ sở giáo dục đại học tư thục được hưởng chế độ đãi ngộ và điều kiện làm việc do cơ sở quy định.
3. Cơ sở giáo dục đại học tư thục quy định cụ thể chế độ chính sách đối với giảng viên, bảo đảm không thấp hơn chế độ chính sách dành cho giảng viên của các cơ sở giáo dục đại học công lập có cùng trình độ đào tạo và thâm niên công tác.
Như vậy, theo đề xuất, giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học được áp dụng hệ thống chức danh và tiêu chuẩn các chức danh làm căn cứ xếp hạng chức danh nghề nghiệp.
Đồng thời, đối với giảng viên được bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư sẽ được xem xét bổ nhiệm hạng giảng viên cao cấp và được hưởng chế độ đãi ngô riêng theo quy chế tại cơ sở giáo dục đại học tư thục.
Đề xuất kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu nếu giảng viên có nguyện vọng?
Theo đề xuất tại Điều 3 Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học tải cụ thể:
(1) Giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và giảng viên có trình độ tiến sĩ đang công tác tại cơ sở giáo dục đại học được kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định trong điều kiện lao động bình thường để giảng dạy, nghiên cứu khoa học nếu có đủ sức khỏe, tự nguyện xin kéo dài thời gian làm việc và được cơ sở giáo dục đại học chấp nhận.
(2) Thời gian kéo dài đối với những giảng viên thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 3 Dự thảo này do cơ sở giáo dục đại học quyết định căn cứ quy định của Luật Lao động, Nghị định hướng dẫn Luật Lao động và các văn bản pháp luật có liên quan.
(3) Quy trình xem xét, quyết định kéo dài thời gian làm việc:
- 06 tháng trước khi đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định, giảng viên có nguyện vọng đăng ký và nộp hồ sơ cho cơ sở giáo dục đại học để được xem xét kéo dài thời gian làm việc;
- Cơ sở giáo dục đại học quyết định việc kéo dài thời gian làm việc căn cứ theo nhu cầu của cơ sở và thông báo cho giảng viên 03 tháng trước khi đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định.
- Hồ sơ xin kéo dài thời gian làm việc do cơ sở giáo dục đại học quy định.
(4) Chính sách đối với giảng viên trong thời gian làm việc kéo dài:
- Được xác định là giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học, được hưởng lương và các chính sách, chế độ khác theo quy định đối với giảng viên;
- Được đề nghị nghỉ hưu theo quy định nếu có nhu cầu.
Theo như nội dung đề xuất trên, giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và giảng viên có trình độ tiến sĩ đang công tác tại cơ sở giáo dục đại học được kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định trong điều kiện lao động bình thường để giảng dạy, nghiên cứu khoa học nếu có đủ sức khỏe, tự nguyện và được cơ sở giáo dục chấp thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trình tự cấp giấy phép xây dựng theo Nghị định 175? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo giai đoạn?
- Dự án đầu tư xây dựng công trình nào chỉ cần lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng theo Nghị định 175?
- Quy định về điều kiện cấp giấy phép xây dựng theo Nghị định 175? Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải thuyết minh rõ các nội dung nào?
- Trường hợp không yêu cầu chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo Nghị định 175? Mã số chứng chỉ năng lực được dùng để làm gì?