Đề xuất hồ sơ về việc đưa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân gồm những tài liệu nào?
- Đề xuất nguyên tắc thực hiện việc cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân như thế nào?
- Đề xuất thẩm quyền quyết định để cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân?
- Đề xuất định nghĩa đơn vị bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân như thế nào?
- Đề xuất hồ sơ về việc đưa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân gồm những tài liệu gì?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng bầu cử quốc gia trong việc chỉ đạo, hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân như thế nào?
Đề xuất nguyên tắc thực hiện việc cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân như thế nào?
Căn cứ tại Điều 1 Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trình tự cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân đề xuất nguyên tắc thực hiện việc cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:
- Thứ nhất, việc bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
- Thứ hai, bỏ phiếu bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành ở đơn vị bầu cử nơi đại biểu được bầu hoặc ở đơn vị bầu cử nơi đại biểu đã chuyển đến sinh hoạt.
- Thứ ba, tính đến ngày tổ chức bỏ phiếu bãi nhiệm, công dân Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên thì có quyền bỏ phiếu bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân tại đơn vị bầu cử nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú.
- Thứ tư, cuộc bỏ phiếu bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân được công nhận hợp lệ khi có quá nửa tổng số cử tri trong danh sách cử tri tại đơn vị bầu cử tham gia bỏ phiếu.
- Thứ năm, ngày bỏ phiếu phải là ngày chủ nhật và được công bố chậm nhất là 60 ngày trước ngày bỏ phiếu bãi nhiệm.
- Cuối cùng, trong trường hợp đến ngày bỏ phiếu mà dịch bệnh bùng phát phải cách ly xã hội, thiên tai, bão lũ dẫn đến địa hình bị chia cắt thì các tổ chức phụ trách bỏ phiếu bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định việc đưa ra để cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định phương án tổ chức bỏ phiếu tại các khu vực này.
Đề xuất hồ sơ về việc đưa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân gồm những tài liệu gì? (Hình từ Internet)
Đề xuất thẩm quyền quyết định để cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân?
Căn cứ tại Điều 2 Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trình tự cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân đề xuất thẩm quyền quyết định để cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:
Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định việc đưa ra để cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình theo đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và công bố ngày bỏ phiếu bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân.
Đề xuất định nghĩa đơn vị bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trình tự cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân đề xuất như sau:
Đơn vị bãi nhiệm và khu vực bỏ phiếu bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Đơn vị bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân (sau đây gọi là đơn vị bãi nhiệm) là đơn vị bầu cử nơi đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu hoặc là đơn vị bầu cử nơi đại biểu Hội đồng nhân dân đã chuyển đến sinh hoạt.
2. Đơn vị bãi nhiệm được chia thành các khu vực bỏ phiếu bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân (sau đây gọi là khu vực bỏ phiếu).
3. Việc xác định khu vực bỏ phiếu, thẩm quyền quyết định khu vực bỏ phiếu thực hiện như quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 11 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.
4. Chậm nhất là 55 ngày trước ngày bỏ phiếu bãi nhiệm, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân huyện (nơi không tổ chức đơn vị hành chính xã, thị trấn) phải ban hành quyết định xác định các khu vực bỏ phiếu.
Như vậy đơn vị bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân (gọi tắt là đơn vị bãi nhiệm) là đơn vị bầu cử nơi đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu hoặc là đơn vị bầu cử nơi đại biểu Hội đồng nhân dân đã chuyển đến sinh hoạt.
Đề xuất hồ sơ về việc đưa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân gồm những tài liệu gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trình tự cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân đề xuất như sau:
Trình tự, thủ tục Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định việc đưa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Khi xét thấy đại biểu Hội đồng nhân dân không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân thì Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gửi văn bản đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định đưa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân chỉ đạo Ban Pháp chế của Hội đồng nhân dân cấp mình xây dựng hồ sơ về việc đưa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình trình Thường trực Hội đồng nhân dân. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị đưa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
b) Tiểu sử của đại biểu Hội đồng nhân dân bị đưa ra bãi nhiệm;
c) Các văn bản liên quan khác (nếu có).
3. Thường trực Hội đồng nhân dân thảo luận, xem xét, ban hành Nghị quyết về việc đưa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình.
4. Nghị quyết của Thường trực Hội đồng nhân dân phải được kịp thời gửi đến Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) hoặc Ủy ban nhân dân huyện (nơi không tổ chức đơn vị hành chính xã, thị trấn).
Như vậy đề xuất hồ sơ về việc đưa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân gồm có:
- Văn bản đề nghị đưa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
- Tiểu sử của đại biểu Hội đồng nhân dân bị đưa ra bãi nhiệm;
- Các văn bản liên quan khác (nếu có).
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng bầu cử quốc gia trong việc chỉ đạo, hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân như thế nào?
Căn cứ tại Điều 16 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng bầu cử quốc gia trong việc chỉ đạo, hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:
- Thứ nhất, chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện các quy định, của pháp luật về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
- Thứ hai, hướng dẫn hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
- Thứ ba, kiểm tra việc tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
- Cuối cùng, hủy bỏ kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và quyết định ngày bầu cử lại ở khu vực bỏ phiếu, đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân có vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Tải Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trình tự cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?