Đề xuất Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ quy định về chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức như thế nào?
- Đề xuất quy định về chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức với tổ chức và công dân như thế nào?
- Chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức với đồng nghiệp được đề xuất là gì?
- Cán bộ, công chức, viên chức giao tiếp với cấp trên, cấp dưới phải thực hiện như thế nào theo đề xuất mới nhất?
- Các chuẩn mực giao tiếp, ứng xử đối với các chủ thể khác của cán bộ, công chức, viên chức được đề xuất như thế nào?
Đề xuất quy định về chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức với tổ chức và công dân như thế nào?
Định hướng đề xuất tại Điều 9 Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ kèm theo Dự thảo 2 Nghị định Ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ tải về giao tiếp, ứng xử với tổ chức và công dân như sau:
(1) Cán bộ, công chức, viên chức có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, đúng mực; ngôn ngữ giao tiếp rõ ràng, mạch lạc, văn minh, không chửi thề, không nói tiếng lóng, quát, dọa nạt; không có hành vi, lời nói hạch sách, nhũng nhiễu, gây căng thẳng, bức xúc, gợi ý nhằm trục lợi cá nhân.
(2) Tận tình giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về quy trình, thủ tục và những thắc mắc, vướng mắc của công dân và tổ chức liên quan đến giải quyết công việc; khiêm tốn, tiếp thu các ý kiến góp ý của công dân và tổ chức; ưu tiên giải quyết công việc đối với người già, yếu, người khuyết tật, đau ốm, phụ nữ mang thai.
(3) Tôn trọng, có tinh thần hợp tác, có trách nhiệm phối hợp và hỗ trợ trong công tác, bảo đảm chất lượng, tiến độ; ứng xử có văn hoá, tôn trọng danh dự, uy tín của cơ quan, tổ chức, công dân có quan hệ công tác.
(4) Chỉ được tiếp công dân và tổ chức tại cơ quan, không hẹn gặp, không tiếp công dân và tổ chức bên ngoài cơ quan, ngoài giờ làm việc, tại nhà riêng.
Đề xuất Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ quy định về chuẩn mực giao tiếp, ứng xử với các chủ thể của cán bộ, công chức, viên chức?(Hình ảnh từ Internet)
Chuẩn mực giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức với đồng nghiệp được đề xuất là gì?
Định hướng đề xuất tại Điều 10 Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ kèm theo Dự thảo 2 Nghị định Ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ tải về giao tiếp, ứng xử với đồng nhiệp như sau:
(1) Có tinh thần phối hợp, tương trợ với đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ; tôn trọng, giữ gìn uy tín, danh dự cho đồng nghiệp; không bè phái, cục bộ, có lời nói, hành động gây mất đoàn kết nội bộ, vu khống, nói không đúng sự thật, hạ uy tín, trả thù cá nhân trong cơ quan, đơn vị.
(2) Cầu thị, chia sẻ, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đúng đắn của đồng nghiệp; chân thành, thẳng thắn phê bình, góp ý với đồng nghiệp trên tinh thần xây dựng, khách quan trong các cuộc họp, đánh giá.
(3) Tôn trọng tính cách, đời sống riêng tư; có thái độ tích cực đối với sự phát triển, tiến bộ của đồng nghiệp.
Cán bộ, công chức, viên chức giao tiếp với cấp trên, cấp dưới phải thực hiện như thế nào theo đề xuất mới nhất?
Định hướng đề xuất tại Điều 11 Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ kèm theo Dự thảo 2 Nghị định Ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ tải về giao tiếp, ứng xử với cấp trên như sau:
(1) Nghiêm chỉnh chấp hành sự chỉ đạo, điều hành và phân công công việc của cấp trên; không trốn tránh, thoái thác nhiệm vụ. Khi có căn cứ cho rằng quyết định của cấp trên trái pháp luật phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định, trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành phải chấp hành nhưng yêu cầu có ý kiến bằng văn bản và không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành đó, đồng thời báo cáo với cấp trên trực tiếp của người ra quyết định.
(2) Trung thực trong báo cáo công việc và cung cấp thông tin với cấp trên; chủ động, sáng tạo khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
(3) Không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi sai phạm của cấp trên; chủ động đề xuất, kiến nghị, đóng góp ý kiến với cấp trên về biện pháp quản lý, điều hành.
(4) Tôn trọng lãnh đạo; cầu thị, lắng nghe, tiếp thu ý kiến của cấp trên.
Và quy tắc giao tiếp, ứng xử với cấp dưới tại Điều 12 Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ kèm theo Dự thảo 2 Nghị định Ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ tải:
(1) Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gương mẫu trong giao tiếp, ứng xử, đạo đức, lối sống, công tác, giữ gìn đoàn kết nội bộ, xây dựng môi trường làm việc dân chủ, chuyên nghiệp và thân thiện.
(2) Tôn trọng, giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và những đề nghị chính đáng của cấp dưới; không quan liêu, hách dịch, coi thường cấp dưới.
(3) Phân công nhiệm vụ cho cấp dưới rõ ràng, đúng người, đúng việc; không được chuyên quyền, độc đoán; thực hiện dân chủ, tôn trọng kinh nghiệm, tin tưởng, tạo điều kiện phát huy năng lực, sở trường, tính sáng tạo của cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện nhiệm vụ.
(4) Không chỉ đạo cấp dưới làm việc không đúng với chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cán bộ, công chức, viên chức và của cơ quan, đơn vị.
Các chuẩn mực giao tiếp, ứng xử đối với các chủ thể khác của cán bộ, công chức, viên chức được đề xuất như thế nào?
Đề xuất tại Điều 13, 14 Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ kèm theo Dự thảo 2 Nghị định Ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ về giao tiếp ứng xử với các chủ thể khác của cán bộ, công chức, viên chức tải như sau:
Điều 13 về giao tiếp, ứng xử với tổ chức, cá nhân nước ngoài và khi đi học tập, làm việc ở nước ngoài:
(1) Thực hiện nghiêm chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan về tiếp xúc, quan hệ, làm việc với tổ chức, cá nhân nước ngoài.
(2) Tôn trọng phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa của người nước ngoài, trên cơ sở phù hợp với văn hóa Việt Nam.
(3) Không có lời nói, hành động làm tổn hại đến lợi ích, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; truyền thống, danh dự, uy tín của cơ quan, đơn vị; không lợi dụng các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế vì lợi ích cá nhân.
Và Điều 14 về chuẩn mực giao tiếp, ứng xử với cơ quan thông tấn, báo chí:
(1) Chỉ phát ngôn, cung cấp thông tin với cơ quan thông tấn, báo chí với tư cách đại diện cho cơ quan, đơn vị khi được người có thẩm quyền phân công theo đúng quy định của pháp luật.
(2) Không thông tin hoặc cung cấp thông tin có nội dung thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật thuộc quy định của Đảng, bí mật khác theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, Cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của mình theo quy định của Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức; Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Tiếp công dân; các văn bản pháp luật khác có liên quan và quy định của ngành
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?