Để xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025 cần triển khai, bổ sung, hoàn thiện bao nhiêu bộ quy tắc ứng xử?

Để xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025 cần triển khai, bổ sung, hoàn thiện bao nhiêu bộ quy tắc ứng xử?

Để xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025 cần triển khai, bổ sung, hoàn thiện bao nhiêu bộ quy tắc ứng xử?

Xem thêm: Đáp án Cuộc thi 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tuần cuối (tuần 12)

Theo tiểu mục 3 Mục A Chương II Phần thứ hai Chương trình 06-CTr/TU năm 2021 của Thành ủy Hà Nội, để xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025 cần tiếp tục kiên trì mục tiêu xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện, hình thành hệ giá trị văn hóa phù hợp với xu thế thời đại gắn với phát huy những giá trị nhân văn sâu sắc của Thăng Long - Hà Nội.

- Bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh, gương mẫu và tinh thần thượng tôn pháp luật của người Hà Nội

- Nâng cao chất lượng các mô hình văn hóa, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong việc thực hiện 02 quy tắc ứng xử

- Phát huy hiệu quả của quy ước, hương ước và các giá trị văn hóa truyền thống trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Như vậy, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội, để xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025 cần tiếp tục triển khai, bổ sung, hoàn thiện 02 bộ quy tắc ứng xử ở Hà Nội.

Tải về Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025 tại đây: tải

https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTTY/nguoi-ha-noi-thanh-lich.jpg

Để xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025 cần triển khai, bổ sung, hoàn thiện bao nhiêu bộ quy tắc ứng xử? (Hình từ Internet)

Việc nâng cao chất Năng của các mô hình văn hóa, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong việc thực hiện 02 quy tắc ứng xử thế nào?

Theo tiết 3.2 tiểu mục 3 Mục A Chương II Phần thứ hai Chương trình 06-CTr/TU năm 2021 nêu rõ việc nâng cao chất Năng của các mô hình văn hóa, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong việc thực hiện 02 quy tắc ứng xử gồm:

- Tiếp tục phát động và triển khai phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hoá công sở giai đoạn 2019-2025" theo Quyết định 733/QĐ-TTg năm 2019 gắn với việc thực hiện tốt quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thành phố Hà Nội. Xây dựng mô hình mỗi cơ quan, công sở, trường học là một địa chỉ văn hoá.

- Xây dựng các mô hình văn hoá tiêu biểu về thực hiện nếp sống văn mình trong việc cưới, việc tang và lễ hội gắn với việc thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng.

Rà soát, bổ sung các tiêu chí nâng cao và chuẩn hoá quy trình bình xét, công nhận, tôn vinh các danh hiệu văn hoá phù hợp với đặc thù của Thủ đô. Xây dựng và ban hành khung chương trình tổ chức các hoạt động đối với các thiết chế văn hoá cơ sở, trọng tâm là nhà văn hoá thôn, tổ dân phố, khu chung cư. Phát huy năng lực tự tổ chức đời sống văn hoá ở thôn, tổ dân phố; xây dựng các mô hình câu lạc bộ văn hoá thể thao cơ sở.

- Triển khai, nhân rộng các mô hình tuyên truyền thực hiện 02 quy tắc ứng xử, tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện 02 quy tắc ứng xử phù hợp với thực tế.

Đề cao tính tiên phong, gương mẫu trong văn hóa ứng xử của người lãnh đạo cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức và đảng viên. Đổi mới phương pháp tuyên truyền đối với 02 bộ quy tắc ứng xử.

Triển khai sâu rộng bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch; tiếp tục vận động các cấp, các ngành và các tầng lớp Nhân dân Thủ đô chủ động tham gia, phát huy vai trò mỗi người dân là một tuyên truyền viên tích cực về du lịch.

- Nghiên cứu bổ sung quy chế vinh danh danh hiệu công dân thủ đô ưu tú theo hướng tuyên dương ở tất cả các cấp, các ngành; tuyên dương gương điển hình tiên tiến trong thực hiện quy tắc ứng xử nhằm tạo ra phong trào thi đua rộng khắp có sức lan tỏa trong xã hội.

- Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh, gắn với giáo dục giá trị sống cho học sinh, sinh viên trong các nhà trường, bảo đảm vừa có tính thời đại, tính dân tộc và đặc trưng của Hà Nội

Nhiệm vụ, giải pháp phát triển mạnh mẽ sự nghiệp văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh theo Nghị quyết 15-NQ/TW thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục III Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phát triển mạnh mẽ sự nghiệp văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xứng đáng là trung tâm lớn về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế. Bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô, cụ thể:

- Tập trung phát triển văn hoá Thủ đô xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội thực sự là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước, trở thành nguồn lực phát triển mới cho Thủ đô.

Tập trung bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hoá vật thể và phi vật thể, các di tích, công trình kiến trúc có giá trị, trọng tâm là các di sản thế giới, di tích quốc gia; đầu tư xây dựng một số công trình văn hoá, thể thao mới, tiêu biểu của Thủ đô (hệ thống nhà hát, quảng trường, tượng đài, công viên, tổ hợp thể thao, trung tâm hội chợ triển lãm…).

Quan tâm đầu tư đúng mức để phát triển văn hoá, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hoá giữa thành thị và nông thôn. Tăng cường tổ chức các sự kiện văn hoá, thể thao, du lịch, triển lãm và phát triển các sản phẩm văn hoá, du lịch có thương hiệu mang tầm quốc tế.

- Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo toàn diện. Xây dựng Thủ đô Hà Nội thực sự là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao, thích ứng với quá trình chuyển đổi số quốc gia, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế... Có cơ chế, chính sách ưu đãi, thu hút nguồn lực xã hội đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo; hệ thống trường có nhiều cấp học, trường chất lượng cao; các loại hình liên kết đào tạo trong nước và quốc tế.

- Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ hàng đầu của cả nước và khu vực với hạt nhân là Khu công nghệ cao Hoà Lạc, các viện nghiên cứu, trường đại học.

Phát triển mạnh thị trường khoa học - công nghệ; khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hoạt động đổi mới công nghệ, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo. Có cơ chế, chính sách thu hút, phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong nước và quốc tế vào sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô.

- Xây dựng hệ thống y tế tiên tiến, hiện đại, tập trung phát triển một số lĩnh vực tiếp cận trình độ công nghệ thế giới.

Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; năng lực hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở, hệ thống bác sĩ gia đình, bảo đảm chăm sóc toàn diện sức khoẻ nhân dân. Huy động các nguồn lực xã hội xây dựng mạng lưới cơ sở khám, chữa bệnh chất lượng cao, hiện đại; cơ sở nghiên cứu và chuyển giao công nghệ y, dược của tư nhân và đầu tư nước ngoài; gắn phát triển du lịch với chăm sóc sức khoẻ.

- Phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bao phủ toàn dân, mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận tối đa các dịch vụ xã hội thiết yếu.

Thực hiện đồng bộ các chính sách xã hội, phấn đấu không còn hộ nghèo theo chuẩn của Thủ đô, nâng cao phúc lợi xã hội, bảo đảm công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo giữa thành thị và nông thôn. Thực hiện tốt các chính sách về dân tộc, tôn giáo, chăm sóc người cao tuổi, bảo vệ trẻ em, bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ; giải quyết hiệu quả các tệ nạn xã hội.

Người Hà Nội thanh lịch
Phát triển Thủ đô Hà Nội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Theo Chương trình 06-CTr/TU năm 2021 việc biểu dương, tôn vinh các mô hình văn hoá tiêu biểu ở Hà Nội được tổ chức theo thời gian nào?
Pháp luật
Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy xác định vị trí của phát triển văn hoá trong tương quan với phát triển kinh tế như thế nào?
Pháp luật
Việc xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại vùng Hòa Lạc, Xuân Mai là thuộc khu vực phía nào sau đây của Hà Nội?
Pháp luật
Nhận thức về công nghiệp văn hóa là một quá trình như thế nào theo Nghị quyết 09-NQ/TU năm 2022?
Pháp luật
Mục tiêu đến năm 2045, ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô trở thành một ngành kinh tế có đặc điểm nào theo Nghị quyết 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội?
Pháp luật
Tầm nhìn 2045 đề ra việc thúc đẩy mạnh mẽ quá trình nào trong phát triển kinh tế Thủ đô theo Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022?
Pháp luật
Để xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025 cần triển khai, bổ sung, hoàn thiện bao nhiêu bộ quy tắc ứng xử?
Pháp luật
So với Quyết định 490/2008/QĐ-TTg thì Quyết định 768/2016/QĐ-TTg đã mở rộng Vùng Thủ đô Hà Nội thêm mấy tỉnh?
Pháp luật
Theo Quyết định 768/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỷ lệ đô thị hóa vùng Thủ đô và Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 đạt tỷ lệ bao nhiêu %?
Pháp luật
Chỉ thị 24-CT/TU ngày 07/8/2023 của Thành ủy Hà Nội đã chỉ ra gợi ý nhận diện bao nhiêu biểu hiện về vi phạm kỷ cương, kỷ luật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người Hà Nội thanh lịch
440 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào