Để giảm tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế đã đặt ra những chỉ tiêu thực hiện như thế nào?

Để giảm tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế đã đặt ra những chỉ tiêu thực hiện như thế nào? - Câu hỏi của chị N.N (Hải Dương)

Bộ y tế đặt ra những chỉ tiêu chung gì về chuyên môn, kỹ thuật để giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm?

Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 266/QĐ-BYT 2024, kèm theo Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024.

Trong đó, tại tiểu mục 2 Mục II Phần hai Quyết định 266/QĐ-BYT 2024 quy định việc thực hiện các chỉ tiêu chung về chuyên môn, kỹ thuật như sau:

- Duy trì thành quả thanh toán bại liệu, loại trừ uốn ván sơ sinh;

- Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới 1 tuổi đạt từ 90% quy mô cấp xã;

- Tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm chủng đủ mũi vắc xin uốn ván đạt trên 85%;

- 100% đối tượng kiểm dịch y tế biên giới được giám sát, kiểm tra và xử lý y tế theo đúng quy định, phát hiện sớm và kijp thời xử lý các trường hợp mắc bệnh thep quy định, hạn chế tối đa dịch bệnh xâm nhập và lây lan;

- Đảm bảo các bệnh, dịch bệnh mới phát sinh được phát hiện, xử lý kịp thời;

- Đảm bảo các cán bộ làm công tác phòng chống dịch được đào tạo, đào tạo liên tục, tập huấn về các bệnh truyền nhiễm mới nổi, tái nổi;

- Đảm bảo các cán bộ làm công tác thống kê báo cáo bệnh truyền nhiễm được tập huấn về giám sát, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm;

- Đảm bảo cán bộ y tế làm việc tại các khoa khám bệnh, khoa Nội, Truyền nhiễm được tập huấn về kiểm soát nhiễm khuẩn, hướng dẫn chẩn đoán, điều trị.

Để giảm tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế đã đặt ra những chỉ tiêu thực hiện như thế nào?

Để giảm tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế đã đặt ra những chỉ tiêu thực hiện như thế nào?

Bộ Y tế đặt ra những chỉ tiêu cụ thể đối với những bệnh truyền nhiễm nào?

Theo tiểu mục 2 Mục I Phần hai Quyết định 266/QĐ-BYT 2024 quy định việc thực hiện chỉ tiêu cụ thể đối với một số bệnh truyền nhiễm như sau:

- Các bệnh Ebola, MERS-coV, cúm A (H7N9): Hạn chế tối đa dịch bệnh xâm nhập và lây lan trong nước;

- Các bệnh cúm A (H5N1), cúm A (H5N6) và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi khác: 100% ổ dịch được phát hiện, xử lý kịp thời, không để bùng phát trong cộng đồng, cơ sở y tế;

- COVID-19, đậu mùa khi: Hạn chế tối đa số ca bệnh nặng, tử vong;

- Bệnh sốt xuất huyết:

+ Số ca mắc/100.000 daanL Nhỏ hơn 150/100.000;

+ Tỷ lệ tử vong: Nhỏ hơn 0,09%;

+ Tỷ lệ ca lâm sàng được xét nghiệm định tuýp vi rút: 3%;

+ Duy trì giám sát véc tơ thường xuyên tối thiểu 2 điểm do tỉnh/thành phố quản lý và 1 điểm do tuyến quận/huyện/thị xã/thành phố quản lý.

- Bệnh sốt rét:

+ Tỷ lệ mắc: dưới 0,5/100.000 dân;

+ Tỷ lệ tử vong: nhỏ hơn hoặc bằng 0,002/100.000 dân.

- Bệnh dại: Khống chế nhỏ hơn hoặc bằng 85 trường hợp tử vong.

- Bệnh tay chân miệng:

+ Tỷ lệ mắc: nhỏ hơn 100/100.000 dân;

+ Tỷ lệ tử vong: nhỏ hơn 0,05%.

- Bệnh tả: 100% ổ dịch được phát hiện, xử lý kịp thời, không để lây lan trong cộng đồng.

- Bệnh sởi, rubella:

+ Tỷ lệ mắc: nhỏ hơn 5/100.000 dân.

- Bệnh ho gà, bạch hầu, viêm não Nhật bản B và các bệnh truyền nhiễm khác trong Chương trình tiêm chủng mở rộng: giảm 5% so với trung bình giai đoạn 2016-2020.

Công tác dự phòng, giám sát, kiểm soát bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm và công tác tiêm chủng được thực hiện thế nào?

Theo tại tiểu mục 2 Mục III Phần hai Quyết định 266/QĐ-BYT 2024 chỉ đạo các giải pháp thực hiện về chuyên môn kỹ thuật để giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm như sau:

- Công tác dự phòng, giám sát, kiểm soát bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm:

+ Theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh; thường xuyên phân tích, đánh giá, dự báo tình hình dịch; chuẩn bị sẵn sàng các phương án với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh;

+ Rà soát, cập nhật, xây dựng, sửa đổi và bổ sung các hướng dẫn chuyên môn về giám sát, phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm;

+ Chủ động công tác giảm sát, triển khai hiệu quả giám sát thường xuyên, giám sát dựa vào sự kiện để phát hiện sớm các ca bệnh ngay tại cửa khẩu, trong cộng đồng và khoanh vùng, dập dịch từ bên trong để xử lý kịp thời, kiểm soát sự lây lan, hạn chế trường hợp bệnh nặng, tử vong.

Tiếp tục thực hiện giám sát trọng điểm, giải trình tự gen để phát hiện sớm các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi, nhất là các tác nhân lây truyền qua đường hô hấp;

+ Thực hiện sớm, kịp thời các hoạt động đáp ứng với bệnh, dịch truyền nhiễm theo Thông tư 17/2019/TT-BYT về hướng dẫn giám sát và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đảm bảo chất lượng chế độ báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT;

+ Đẩy mạnh hoạt động của Trung tâm đáp ứng khẩn cấp với sự kiện Y tế công cộng Việt Nam (PHEOC) tại Bộ Y tế và các Văn phòng đáp ứng khẩn cấp với sự kiện Y tế công cộng tại các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur để hỗ trợ công tác giám sát, cảnh báo và đề xuất các biện pháp đáp ứng kịp thời, phù hợp với các tình huống xảy ra của dịch bệnh.

- Công tác tiêm chủng:

+ Xây dựng, đề xuất sửa đổi, bổ sung danh mục bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc theo quy định của pháp luật.

Thường xuyên cập nhật các hướng dẫn chuyên môn về tiêm chủng theo khuyến cáo của WHO;

+ Xây dựng kế hoạch tiêm chủng mở rộng căn cứ trên nhu cầu đề xuất từ các tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước.

Triển khai tiêm chủng cho các đối tượng trong chương trình tiêm chủng mở rộng, thường xuyên rà soát đối tượng và tổ chức tiêm xét các loại vắc xin trong tiêm chủng mở rộng, đặc biệt tại các xã, phường vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, các khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, vùng có dân tộc thiểu số sinh sống, các trung tâm bảo trợ xã hội, các cơ sở chăm sóc tập trung tự nguyện bảo đảm tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc xin trong tiêm chủng mở rộng;

Tăng cường kiểm tra giám sát, nâng cao tỷ lệ tiêm chủng.

Triển khai rà soát, đăng ký tiếp nhận vắc xin và tổ chức tiêm bổ sung vắc xin phòng COVID-19 cho các nhóm đối tượng, đặc biệt là nhóm nguy có cao như người cao tuổi, người mắc bệnh lý nền, phụ nữ mang thai...

+ Tăng cường chất lượng công tác quản lý thông tin tiêm chủng.

Theo dõi, giám sát, tổng hợp, thực hiện việc chia sẻ thông tin, phân tích các trường hợp tai biến nặng sau tiêm theo quy định của hệ thống quản lý quốc gia về vắc xin Việt Nam (NRA).

Bệnh truyền nhiễm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hình thức và loại hình giám sát giám sát bệnh truyền nhiễm
Pháp luật
Bệnh lạ ở Congo là gì? Kiểm soát phòng dịch với bệnh lạ ở Congo tại sân bay? Cách xử trí khi khó thở là gì?
Pháp luật
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm đúng không? Những biến chứng có thể xảy ra khi mắc bệnh sởi, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai?
Pháp luật
Dịch bệnh ở Congo là bệnh gì? Triệu chứng của dịch bệnh lạ ở Congo như thế nào? Thông tin về dịch bệnh ở Congo?
Pháp luật
Bộ Y tế thông tin về dịch bệnh lạ ở Congo
Pháp luật
Bệnh sởi có nguy hiểm không? Triệu chứng bệnh sởi là gì? Trẻ em có thể tử vong do biến chứng của sởi phải không?
Pháp luật
Người tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm B có phải cách ly y tế không? Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp cách ly y tế?
Pháp luật
Bệnh đậu mùa có phải là bệnh truyền nhiễm nhóm A không? Người tiếp xúc với người mắc bệnh đậu mùa có phải cách ly không?
Pháp luật
Động vật mắc bệnh dại có được chữa trị không? Người chữa bệnh cho động vật mắc bệnh dại có bị xử phạt không?
Pháp luật
Bệnh sán lá ruột lớn là gì? Bệnh sán lá ruột lớn có phải là bệnh truyền nhiễm không? Các triệu chứng lâm sàng về bệnh sán lá ruột lớn?
Pháp luật
Người nhiễm bệnh sán lá ruột lớn thì có cần khai báo không? Nếu có mà khai báo thì bị phạt bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh truyền nhiễm
1,536 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh truyền nhiễm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh truyền nhiễm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào