Đáp án cuộc thi tìm hiểu pháp luật về phòng chống tác hại của rượu bia trong học sinh, sinh viên năm 2024 Thừa Thiên Huế?

Đáp án cuộc thi tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia trong học sinh, sinh viên năm 2024 Thừa Thiên Huế? Cuocthitracnghiem.hssvthuathienhue.com vào thi?

Đáp án cuộc thi tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia trong học sinh, sinh viên năm 2024 Thừa Thiên Huế?

>> Xem thêm: Đáp án cuộc thi tìm hiểu pháp luật về phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2024

Dưới đây là đáp án của cuộc thi tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia trong học sinh, sinh viên năm 2024 Thừa Thiên Huế dành cho bạn đọc tham khảo

Để tham gia cuộc thi, bấm vào link: https://cuocthitracnghiem.hssvthuathienhue.com/

Câu 1: Theo quy định của Luật Phòng chống tác hại rượu bia năm 2019, khái niệm “nghiện rượu, bia” được hiểu như thế nào?

A. Nghiện rượu, bia là tình trạng thích uống rượu, bia với biểu hiện đặc trưng như thỉnh thoảng thèm uống, có thể tự kiểm soát lượng uống hay ngừng uống.

B. Nghiện rượu, bia là tình trạng lệ thuộc vào rượu, bia với biểu hiện đặc trưng như thường xuyên thèm uống, lượng uống có thể tăng theo thời gian, không thể tự kiểm soát lượng uống hay ngừng uống.

C. Nghiện rượu, bia là tình trạng lệ thuộc vào rượu, bia với biểu hiện đặc trưng như thường xuyên thèm uống, lượng uống có thể tăng theo thời gian.

D. Nghiện rượu, bia là tình trạng lệ thuộc vào rượu, bia với biểu hiện đặc trưng như không thể tự kiểm soát lượng uống hay ngừng uống.

Câu 2: Thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng chống tác hại của rượu bia được thực hiện thông qua hình thức nào sau đây?

A. Thực hiện trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp, phổ biến tài liệu. Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, mạng Internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động.

B. Thi tuyên truyền, tìm hiểu. Chiến dịch truyền thông.

C. Lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao; trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, cộng đồng và các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Theo quy định của Luật Phòng chống tác hại của rượu bia năm 2019, việc tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia tập trung vào các đối tượng nào sau đây?

A. Trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai.

B. Người bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia.

C. Người thường xuyên uống rượu, bia. Người nghiện rượu, bia. Thành viên gia đình có người thường xuyên uống rượu, bia, người nghiện rượu, bia. Trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai. Người bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia.

D. Người thường xuyên uống rượu, bia.

Câu 4: Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định như thế nào về trách nhiệm của gia đình trong phòng, chống tác hại của rượu, bia?

A. Giáo dục, giám sát, nhắc nhở thành viên chưa đủ 18 tuổi không uống rượu, bia, các thành viên khác trong gia đình hạn chế uống rượu, bia; động viên, giúp đỡ người nghiện rượu, bia trong gia đình cai nghiện rượu, bia.

B. Hướng dẫn các thành viên trong gia đình kỹ năng từ chối uống rượu, bia; kỹ năng nhận biết, ứng xử, xử trí khi gặp người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia và thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia.

C. Tham gia với các cơ quan, tổ chức và cộng đồng thực hiện phòng, chống tác hại của rượu, bia.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nào của cá nhân vi phạm các quy định về bán, cung cấp rượu, bia?

A. Không niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi tại vị trí dễ nhìn của cơ sở bán rượu, bia.

B. Mở mới điểm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ trong bán kính 100 m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế, nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông

C. Bán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử không đáp ứng một trong các điều kiện theo quy định của pháp luật

D. Bán rượu, bia tại địa điểm không bán rượu, bia theo quy định của pháp luật

Câu 6: Người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia bị xử phạt như thế nào?

A. Cảnh cáo

B. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng

C. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng

D. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng

Câu 7: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi nào vi phạm quy định về trách nhiệm của cá nhân là chủ cơ sở kinh doanh rượu, bia?

A. Cung cấp thông tin không đầy đủ, không chính xác về hoạt động kinh doanh của cơ sở theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

B. Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc mua, bán rượu, bia

C. Không nhắc nhở hoặc không có biển cảnh báo đối với khách hàng về việc không điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu, bia.

D. Sử dụng lao động là người cao tuổi trực tiếp tham gia vào việc mua, bán rượu, bia

Câu 8: Quảng cáo rượu, bia trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, phương tiện điện tử, thiết bị đầu cuối và thiết bị viễn thông khác phải có hệ thống công nghệ chặn lọc, phần mềm kiểm soát tuổi của người truy cập để ngăn ngừa người chưa đủ 18 tuổi tiếp cận, truy cập, tìm kiếm thông tin về rượu, bia phải bảo đảm yêu cầu nào sau đây?

A. Chữ viết có màu trùng với màu nền bảo đảm dễ nhìn, chiếm tối thiểu 10% diện tích quảng cáo.

B. Chữ viết có màu tương phản với màu nền bảo đảm dễ nhìn, chiếm tối thiểu 10% diện tích quảng cáo. Trường hợp quảng cáo rượu, bia trên truyền hình thì cảnh báo bằng chữ viết phải thể hiện theo hết chiều ngang của màn hình.

C. Chữ viết chiếm tối thiểu 10% diện tích quảng cáo. Trường hợp quảng cáo rượu, bia trên truyền hình thì cảnh báo bằng chữ viết phải thể hiện theo hết chiều ngang của màn hình;

D. Chữ viết có màu tương phản với màu nền bảo đảm dễ nhìn. Trường hợp quảng cáo rượu, bia trên truyền hình thì cảnh báo bằng chữ viết phải thể hiện theo hết chiều dọc của màn hình;

Câu 9: Quảng cáo rượu, bia có độ cồn dưới 5,5 độ trên phương tiện quảng cáo ngoài trời phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu bao nhiêu m tính từ điểm đặt phương tiện quảng cáo đến ranh giới gần nhất của khuôn viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi?

A. 100 m.

B. 200 m.

C. 300 m.

D. 400 m.

Câu 10: Những địa điểm nào sau đây không uống rượu, bia theo quy định của Luật Phòng chống tác hại của rượu bia năm 2019?

A. Cơ sở y tế. Cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc. Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi.

B. Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác. Cơ sở bảo trợ xã hội.

C. Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian làm việc, trừ địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 11. Theo quy định của Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia năm 2019, rượu, bia được kinh doanh, lưu hành tại Việt Nam phải bảo đảm các quy định nào sau đây?

A. Rượu, bia được kinh doanh, lưu hành tại Việt Nam phải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

B. Rượu, bia được kinh doanh, lưu hành tại Việt Nam chỉ cần bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

C. Rượu, bia được kinh doanh, lưu hành tại Việt Nam chỉ cần bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

D. Rượu, bia được kinh doanh, lưu hành tại Việt Nam chỉ cần đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Câu 12: Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia?

A. Người điều khiển phương tiện giao thông được uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông.

B. Người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông. Người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải có trách nhiệm chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông.

C. Người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải không cần thực hiện biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông.

D. Pháp luật không quy định.

Câu 13: Theo quy định của Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia năm 2019, việc cấp phép sản xuất rượu công nghiệp có độ cồn từ 5,5 độ trở lên cần phải đáp ứng các điều kiện nào?

A. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

B. Có dây chuyền máy móc, thiết bị công nghiệp, quy trình công nghệ sản xuất rượu đáp ứng quy mô dự kiến sản xuất.

C. Bảo đảm điều kiện về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Có nhân viên kỹ thuật có trình độ, chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất rượu.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 14: Tổ chức có hành vi sử dụng vật dụng, hình ảnh, biểu tượng, âm nhạc, nhân vật trong phim, nhãn hiệu sản phẩm dành cho trẻ em, học sinh, sinh viên; sử dụng hình ảnh của người chưa đủ 18 tuổi trong quảng cáo rượu, bia thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?

A. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng

B. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

C. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng

D. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng

Câu 15: Theo quy định của Luật Phòng chống tác hại rượu, bia năm 2019, khái niệm “rượu” được hiểu như thế nào?

A. Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.

B. Rượu được sản xuất từ quá trình lên men từ hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.

C. Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả.

D. Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả.

Câu 16 Hành vi không giáo dục, không giám sát, không nhắc nhở thành viên gia đình chưa đủ 18 tuổi không uống rượu, bia bị phạt tiền như thế nào?

A. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng

B. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng

C. Phạt tiền từ từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

D. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng

Câu 17: Thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia gồm những nội dung nào sau đây?

A. Quyền, nghĩa vụ của cá nhân và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cộng đồng trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.

B. Kỹ năng từ chối uống rượu, bia; kỹ năng nhận biết và ứng xử, xử trí khi gặp người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia.

C. Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công làm thủ tục cấp giấy phép sản xuất, đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã việc bán rượu cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại, kê khai việc sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

*Lưu ý: Đáp án trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Đáp án cuộc thi tìm hiểu pháp luật về phòng chống tác hại của rượu bia trong học sinh, sinh viên năm 2024 Thừa Thiên Huế?

Đáp án cuộc thi tìm hiểu pháp luật về phòng chống tác hại của rượu bia trong học sinh, sinh viên năm 2024 Thừa Thiên Huế? (Hình từ Intertnet)

Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 có nêu rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia bao gồm:

- Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.

- Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.

- Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.

- Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.

- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.

- Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

- Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.

- Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe.

- Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.

- Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế rượu, bia.

- Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.

- Kinh doanh, tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia.

- Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định.

Chính sách của Nhà nước trong phòng, chống tác hại của rượu, bia là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 có nêu rõ chính sách của Nhà nước trong phòng, chống tác hại của rượu, bia như sau:

- Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia.

- Ưu tiên hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông; giảm tính sẵn có, dễ tiếp cận của rượu, bia; giảm tác hại của rượu, bia; tăng cường quản lý sản xuất rượu thủ công; thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai.

- Bảo đảm nguồn lực cho công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia; chú trọng các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia của y tế cơ sở và ở cộng đồng; huy động xã hội hóa các hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia.

- Khuyến khích nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới nhằm giảm tác hại của rượu, bia.

- Khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
9,310 lượt xem
Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về phòng chống tác hại của rượu bia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đáp án cuộc thi tìm hiểu pháp luật về phòng chống tác hại của rượu bia trong học sinh, sinh viên năm 2024 Thừa Thiên Huế?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về phòng chống tác hại của rượu bia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về phòng chống tác hại của rượu bia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào