Danh sách trúng tuyển Kỳ tuyển dụng công chức theo Nghị định 140/2017/NĐ-CP? Xem chi tiết danh sách ở đâu?
Danh sách trúng tuyển Kỳ tuyển dụng công chức theo Nghị định 140/2017/NĐ-CP? Xem chi tiết danh sách ở đâu?
Căn cứ Quyết định 1104/QĐ-BTC 2024 và Quyết định 1105/QĐ-BTC 2024 về việc công nhận trúng tuyển đối với Kỳ tuyển dụng công chức theo Nghị định 140/2017/NĐ-CP của Chính phủ vào Cơ quan Tổng cục Thuế, Cục Thuế TP. Hà Nội và Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh năm 2024; Hội đồng tuyển dụng công chức thông báo:
(1) Danh sách công nhận kết quả và danh sách trúng tuyển Kỳ tuyển dụng công chức theo Nghị định 140/2017/NĐ-CP vào Cơ quan Tổng cục Thuế, Cục Thuế TP. Hà Nội và Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh năm 2024 tại đây
(2) Hoàn thiện hồ sơ trúng tuyển:
Hội đồng tuyển dụng công chức đề nghị các thí sinh trúng tuyển hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng theo quy định, cụ thể như sau:
- Thời hạn hoàn thiện hồ sơ: Thí sinh trúng tuyển phải đến đơn vị trúng tuyển để đối chiếu, hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng trước ngày 29/5/2024.
- Địa điểm đối chiếu, hoàn thiện hồ sơ:
+ Thí sinh trúng tuyển vào Cơ quan Tổng cục Thuế: Phòng 514, Trụ sở Cơ quan Tổng cục Thuế, số 123 Lò Đúc, Đống Mác, Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
+ Thí sinh trúng tuyển vào Cục Thuế TP. Hà Nội và Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh: trụ sở Cục Thuế.
- Hồ sơ tuyển dụng cần chuẩn bị, bao gồm:
(1) Thành phần hồ sơ đăng ký dự tuyển đã nộp theo thông báo tuyển dụng (bản gốc); | Để đối chiếu |
(2) Giấy khai sinh (bản sao, bản chứng thực); (3) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp; (4) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển (01 bản). | Để hoàn thiện |
Trường hợp thí sinh cần biết thêm thông tin liên quan đến hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng, đề nghị liên hệ (gọi điện hoặc nhắn tin) qua số điện thoại: 0911.529.683 (thời gian từ 14h – 17h các ngày làm việc trong tuần) để được hướng dẫn, giải đáp.
Danh sách trúng tuyển Kỳ tuyển dụng công chức theo Nghị định 140/2017/NĐ-CP? Xem chi tiết danh sách ở đâu? (Hình từ internet)
Các chức danh và mã số ngạch công chức chuyên ngành thuế hiện nay thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 29/2022/TT-BTC thì chức danh và mã số ngạch công chức chuyên ngành thuế bao gồm:
- Kiểm tra viên cao cấp thuế:
Mã số ngạch: 06.036
- Kiểm tra viên chính thuế:
Mã số ngạch: 06.037
- Kiểm tra viên thuế:
Mã số ngạch: 06.038
- Kiểm tra viên trung cấp thuế:
Mã số ngạch: 06.039
- Nhân viên thuế:
Mã số ngạch: 06.040
Chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn của nhân viên thuế hiện nay ra sao?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn với nhân viên thuế (mã số 06.040) hiện nay như sau:
Chức trách:
Nhân viên thuế là công chức thừa hành, thực hiện nhiệm vụ đơn giản về chuyên môn nghiệp vụ của ngành thuế; trực tiếp thực hiện một phần hành công việc thuộc nghiệp vụ quản lý thuế theo sự phân công của đơn vị.
Nhiệm vụ:
- Tham gia xây dựng kế hoạch công việc tháng, quý, năm và kế hoạch thu thuế và thu khác của đơn vị thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ:
+ Xác định các đối tượng nộp thuế thuộc phạm vi quản lý để có biện pháp quản lý phù hợp theo quy định của pháp luật thuế;
+ Hướng dẫn đối tượng nộp thuế thực hiện việc đăng ký thuế, khai thuế, cấp mã số thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, xóa nợ thuế. Đồng thời giải thích cho đối tượng nộp thuế hiểu rõ chính sách thuế thuộc phần hành quản lý;
+ Tiếp nhận tờ khai đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, kiểm tra xác định tính đúng đắn, chính xác căn cứ tính thuế để có nhận xét chính thức vào tờ khai nộp thuế của đối tượng nộp thuế;
+ Tính thuế, lập sổ bộ thuế, phát hành thông báo nộp thuế, lệnh thu thuế, nộp phạt tiền thuế;
+ Theo dõi đôn đốc để thu đúng, thu đủ, kịp thời số tiền thuế vào Kho bạc Nhà nước;
+ Thực hiện kiểm tra về nghĩa vụ nộp thuế của đối tượng nộp thuế trong phạm vi quản lý, lập biên bản trường hợp vi phạm chính sách thuế để trình cấp có thẩm quyền xử lý;
- Phối hợp với đồng nghiệp, cơ quan liên quan để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế;
- Quản lý hồ sơ tài liệu thuộc phần hành quản lý theo quy định hiện hành;
- Chịu sự hướng dẫn quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của công chức chuyên môn ngạch cao hơn và của cấp trên.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
- Nắm được tình hình kinh tế xã hội ở địa bàn thuộc phạm vi quản lý để triển khai thực hiện;
- Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thuế;
- Nắm được kiến thức thuế, pháp luật thuế, pháp luật về hành chính;
- Nắm được mục đích, nội dung, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế áp dụng cho các đối tượng nộp thuế thuộc phạm vi quản lý;
- Nắm được nguyên tắc, phương pháp lập và quản lý sổ bộ thuế;
- Có kỹ năng đọc hiểu và soạn thảo văn bản hành chính thông thường và sử dụng phần mềm máy tính quản lý thuế và các công cụ khác;
- Có kỹ năng lập kế hoạch và kiểm tra đánh giá công việc.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?