Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn điều kiện dự thi Kiểm sát viên các ngạch đợt 2 năm 2024 thế nào?
Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn điều kiện dự thi Kiểm sát viên các ngạch đợt 2 năm 2024 thế nào?
Ngày 03/12/2-24, Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên VKSNDTC đã có Thông báo 128/TB-HĐTT về việc thi tuyển Kiểm sát viên các ngạch đợt 2 năm 2024.
Tải về Thông báo 128/TB-HĐTT năm 2024
Cụ thể, thực hiện Kế hoạch 15/KH-VKSTC năm 2024; Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên thông báo về danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn điều kiện thi tuyển Kiểm sát viên các ngạch đợt 2 năm 2024 như sau:
Triệu tập 1.256 công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi tuyển Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp đợt 2 năm 2024. Trong đó, dự thi Kiểm sát viên cao cấp là 102 người, Kiểm sát viên trung cấp là 665 người và Kiểm sát viên sơ cấp là 489 người.
(Kèm theo Thông báo 128/TB-HĐTT năm 2024 là Quyết định 398/QĐ-HĐTT năm 2024 của Viện trưởng VKSND tối cao, Chủ tịch Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên và danh sách công chức được phê duyệt đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi Kiểm sát viên các ngạch đợt 2 năm 2024).
Tải về Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn điều kiện dự thi Kiểm sát viên đợt 2 năm 2024
Trên đây là Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn điều kiện dự thi Kiểm sát viên đợt 2 năm 2024.
Danh sách thí sinh đủ tiêu chuẩn điều kiện dự thi Kiểm sát viên các ngạch đợt 2 năm 2024 thế nào? (Hình từ internet)
Hình thức, thời gian và phương thức làm bài thi tuyển Kiểm sát viên các ngạch đợt 2 năm 2024 thế nào?
Thông báo 128/TB-HĐTT có nêu rõ về hình thức, thời gian và phương thức làm bài thi như sau:
Về hình thức, thời gian làm bài:
* Thi đợt dành cho các đồng chí là Viện trưởng VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Thi viết: 180 phút.
- Thi Vấn đáp: 15 phút/người.
* Thi đợt chung:
- Thi Viết: 180 phút.
- Thi trắc nghiệm: 60 phút.
Về phương thức làm bài:
* Môn vấn đáp: Người dự thi bốc thăm câu hỏi và được chuẩn bị 15 phút trước khi trả lời.
* Môn Viết và môn Trắc nghiệm:
Đối với môn thi Viết: Người dự thi nhận đề tại phòng thi và làm trên giấy thi do Hội đồng thi ban hành. Theo Kế hoạch 15/KH-VKSTC, đề thi môn Viết gồm 02 câu lý thuyết bắt buộc (01 câu lĩnh vực hình sự, 01 câu lĩnh vực kiểm sát các hoạt động tư pháp) và 02 câu bài tập (01 câu lĩnh vực hình sự, 2 01 câu lĩnh vực kiểm sát các hoạt động tư pháp và người dự thi có quyền lựa chọn một trong hai câu bài tập để làm theo năng lực, sở trường).
Người dự thi được sử dụng tài liệu của các lĩnh vực Luật Tổ chức VKSND, hình sự, dân sự, hành chính, ... và các văn bản pháp luật liên quan đang có hiệu lực thi hành để tham khảo.
Đối với môn thi Trắc nghiệm: Người dự thi nhận đề tại phòng thi và được phát 01 Phiếu trả lời trắc nghiệm do Hội đồng thi ban hành. Đối với mỗi câu hỏi, người dự thi chọn và dùng bút chì tô kín một ô tròn tương ứng với phương án trả lời đúng duy nhất.
Người dự thi tuyệt đối không được sử dụng tài liệu (Mẫu giấy thi, cách ghi thông tin, cách trả lời câu hỏi sẽ được hưởng dẫn cụ thể tại buổi phổ biến Quy chế, nội quy thi và được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của VKSND tối cao tại địa chỉ http://www.vksndtc.gov.vn/ để người dự thi nghiên cứu, tham khảo). Người dự thi mang theo bút chì loại 2B trở lên để tô đáp án (không dùng bút chì kim).
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là Chủ tịch Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên đúng không?
Việc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có phải Chủ tịch Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên không, theo quy định tại Điều 87 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp
1. Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp gồm có Chủ tịch là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các ủy viên là một Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Danh sách Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định.
2. Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức các kỳ thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp;
b) Công bố danh sách những người trúng tuyển;
c) Đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm người đã trúng tuyển làm Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp.
3. Quy chế làm việc của Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định.
Từ quy định nêu trên, có thể thấy, hiện nay Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là Chủ tịch Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 11 hình thức xác nhận giao dịch điện tử thông qua hệ thống Online Banking theo Thông tư 50/2024 thế nào?
- Giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS có những nhiệm vụ gì? Giáo viên chủ nhiệm đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh THCS ra sao?
- Nhãn phụ hàng hóa là gì? Thông tin trên nhãn phụ hàng hóa là thực phẩm có bắt buộc ghi thông tin dinh dưỡng không?
- Một số bài hát Giáng sinh, noel hay, ý nghĩa? Ngày 25 12 có được nghỉ làm để đi chơi noel không?
- Cho thuê công trình xây dựng có phải là kinh doanh bất động sản? Nhà nước có chính sách gì đối với hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản?