Danh sách các cặp cửa khẩu giữa Việt Nam và Campuchia thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia bao gồm những gì?
- Danh sách các cặp cửa khẩu giữa Việt Nam và Campuchia thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia bao gồm những gì?
- Phương tiện thương mại hoạt động vận tải đường bộ giữa Việt Nam và Campuchia trong khuôn khổ Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia bao gồm những phương tiện gì?
- Lái xe qua lại biên giới Việt Nam và Campuchia phải mang theo những giấy tờ gì?
Danh sách các cặp cửa khẩu giữa Việt Nam và Campuchia thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Thông tư 37/2023/TT-BGTVT có nêu rõ như sau:
Danh sách cửa khẩu
Danh sách các cặp cửa khẩu giữa Việt Nam và Campuchia thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia được quy định tại Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Thông tư này.
Đồng thời, căn cứ tại Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Thông tư 37/2023/TT-BGTVT có nêu rõ danh sách các cặp cửa khẩu giữa Việt Nam và Campuchia thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia bao gồm:
Việt Nam | Campuchia |
1. Lệ Thanh (Gia Lai) | 1. Oyadav (Andong Pich-Ratanakiri) |
2. Bu Prăng (Đắk Nông) | 2. Dak Dam (Mundulkiri) |
3. Hoa Lư (Bình Phước) | 3. Trapeang Sre (Snoul-Kratie) |
4. Xa Mát (Tây Ninh) | 4. Trapeing Phlong (Kampong Cham) |
5.Mộc Bài (Tây Ninh) | 5. Bavet (Svay Rieng) |
6. Bình Hiệp (Long An) | 6. Prey Vor (Svay Rieng) |
7.Dinh Bà (Đồng Tháp) | 7. Bontia Chak Cray (Prey Veng) |
8. Tịnh Biên (An Giang) | 8. Phnom Den (Takeo) |
9. Hà Tiên (Kiên Giang) | 9.Prek Chak (Lork-Kam Pot) |
Danh sách các cặp cửa khẩu giữa Việt Nam và Campuchia thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Phương tiện thương mại hoạt động vận tải đường bộ giữa Việt Nam và Campuchia trong khuôn khổ Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia bao gồm những phương tiện gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Thông tư 37/2023/TT-BGTVT có nêu rõ như sau:
Quy định đối với phương tiện vận tải
1. Phương tiện vận tải là xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc lưu thông trên đường bộ, có Giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số do cơ quan có thẩm quyền của một Bên ký kết cấp.
2. Phương tiện thương mại là những phương tiện tham gia vận chuyển người và hàng hoá có thu tiền, bao gồm:
a) Xe chở khách có từ 10 chỗ ngồi trở lên (kể cả lái xe);
b) Xe taxi có 05 chỗ ngồi (kể cả người lái) và có ký hiệu “Taxi” trên nóc xe;
c) Xe tải, rơ moóc, sơ mi rơ moóc.
3. Phương tiện phi thương mại là xe ô tô chở người có không quá 09 chỗ ngồi (kể cả người lái xe) và ô tô chở hàng hóa không thu tiền, bao gồm:
a) Phương tiện của các cơ quan, tổ chức đi công vụ;
b) Phương tiện cá nhân;
c) Phương tiện của các doanh nghiệp, hợp tác xã phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã đó và không tham gia vận chuyển người hoặc hàng hóa có thu tiền;
d) Phương tiện cứu hỏa, phương tiện cứu thương, phương tiện cứu hộ, phương tiện thực hiện sứ mệnh nhân đạo.
4. Hai Bên ký kết công nhận lẫn nhau Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường định kỳ đối với phương tiện vận tải sử dụng cho vận tải qua biên giới được cấp bởi một Bên ký kết.
5. Phương tiện vận tải khi đi vào Bên ký kết kia phải tuân thủ quy định về bảo hiểm phương tiện cơ giới bắt buộc đối với phương tiện cơ giới theo quy định của Bên ký kết đó.
6. Phương tiện vận tải qua lại biên giới, ngoài biển đăng ký, phải gắn ký hiệu phân biệt quốc gia và phù hiệu liên vận của quốc gia nơi xe đăng ký được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Campuchia cho phương tiện đó. Ký hiệu phân biệt quốc gia cho xe cơ giới của mỗi Bên ký kết như sau:
a) Vương quốc Campuchia: KH;
b) Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: VN.
7. Các phương tiện vận tải quá cảnh và phương tiện vận tải qua lại biên giới khi tham gia giao thông phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật sau:
a) Chiều dài tối đa của xe quy định chi tiết tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Chiều rộng tối đa của xe quy định chi tiết tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Độ cao giới hạn tối đa của xe quy định chi tiết tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Phần nhô ra tối đa ở phía sau xe quy định chi tiết tại Phụ lục XVII ban hành kèm theo Thông tư này.
....
Theo như quy định trên, phương tiện thương mại hoạt động vận tải đường bộ giữa Việt Nam và Campuchia trong khuôn khổ Hiệp định vận tải đường bộ Việt Nam - Campuchia là những phương tiện tham gia vận chuyển người và hàng hoá có thu tiền, bao gồm:
- Xe chở khách có từ 10 chỗ ngồi trở lên (kể cả lái xe);
- Xe taxi có 05 chỗ ngồi (kể cả người lái) và có ký hiệu “Taxi” trên nóc xe;
- Xe tải, rơ moóc, sơ mi rơ moóc.
Lái xe qua lại biên giới Việt Nam và Campuchia phải mang theo những giấy tờ gì?
Căn cứ theo quy định tại ĐIều 25 Thông tư 37/2023/TT-BGTVT có nêu rõ như sau:
Quy định đối với lái xe và nhân viên phục vụ trên xe
1. Lái xe qua lại biên giới phải mang theo các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực khi xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu, bao gồm:
a) Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị thay hộ chiếu và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực);
b) Giấy phép lái xe quốc gia hoặc giấy phép lái xe quốc tế phù hợp với loại xe mà mình điều khiển.
2. Nhân viên phục vụ trên xe qua lại biên giới phải mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị thay hộ chiếu và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực) còn hiệu lực khi xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu.
3. Các giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh. Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng
Theo đó, lái xe ua lại biên giới phải mang theo các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực khi xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu, bao gồm:
- Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị thay hộ chiếu và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực);
- Giấy phép lái xe quốc gia hoặc giấy phép lái xe quốc tế phù hợp với loại xe mà mình điều khiển.
Thông tư 37/2023/TT-BGTVT sẽ có hiệu lực từ ngày 01/3/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy chuẩn QCVN 01-1:2024/BYT chất lượng nước sạch sinh hoạt? Tiêu chuẩn nước sinh hoạt QCVN 01 2024 thế nào?
- Vượt đèn đỏ xe máy phạt bao nhiêu 2025? Xe máy vượt đèn đỏ bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Viết đoạn văn 200 chữ về lòng biết ơn hay, chọn lọc? Mẫu viết đoạn văn 200 chữ về lòng biết ơn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Từ 2025, tài xế lái xe liên tục quá 4 giờ bị phạt bao nhiêu tiền? Tính toán thời gian lái xe thế nào?
- Khi người tiêu dùng khởi kiện tại Tòa án thì ai có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa?