Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam mới nhất từ 08/12/2023 bao gồm những loại nào?
- Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam mới nhất từ 08/12/2023 bao gồm những loại nào?
- Những hoạt chất nào bị cấm trong các loại thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam?
- Có những loại thuốc bảo vệ thực vật nào không được phép đăng ký ở Việt Nam theo quy định hiện hành?
- Có những loại thuốc bảo vệ thực vật nào bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam?
- Mức phạt đối với hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng tại Việt Nam là bao nhiêu?
Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam mới nhất từ 08/12/2023 bao gồm những loại nào?
Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 09/2023/TT-BNNPTNT ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam. Theo đó, tại Điều 2 Thông tư 09/2023/TT-BNNPTNT có quy định về những loại thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam mới nhất bao gồm:
+ Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản: 23 hoạt chất.
+ Thuốc trừ bệnh: 06 hoạt chất.
+ Thuốc trừ chuột: 01 hoạt chất.
+ Thuốc trừ cỏ: 01 hoạt chất.
Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng VN 2023?
Những hoạt chất nào bị cấm trong các loại thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam?
Căn cứ theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BNNPTNT có quy định về những hoạt chất bị cấm trong các loại thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam 2023 bao gồm:
TT | HOẠT CHẤT/ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT KỸ THUẬT (COMMON NAME) |
Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản | |
1 | Aldrin |
2 | BHC, Lindane |
3 | Cadmium compound (Cd) |
4 | Carbofuran |
5 | Chlordane |
6 | Chlordimeform |
7 | DDT |
8 | Dieldrin |
9 | Endosulfan |
10 | Endrin |
11 | Heptachlor |
12 | Isobenzan |
13 | Isodrin |
14 | Lead (Pb) |
15 | Methamidophos |
16 | Methyl Parathion |
17 | Monocrotophos |
18 | Parathion Ethyl |
19 | Sodium Pentachlorophenate monohydrate |
20 | Pentachlorophenol |
21 | Phosphamidon |
22 | Polychlorocamphene |
23 | Trichlorfon (Chlorophos) |
Thuốc trừ bệnh | |
1 | Arsenic (As) |
2 | Captan |
3 | Captafol |
4 | Hexachlorobenzene |
5 | Mercury (Hg) |
6 | Selenium (Se) |
Thuốc trừ chuột | |
1 | Talium compond |
Thuốc trừ cỏ | |
1 | 2,4,5-T |
Có những loại thuốc bảo vệ thực vật nào không được phép đăng ký ở Việt Nam theo quy định hiện hành?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT có những loại thuốc bảo vệ thực vật sau không được phép đăng ký ở Việt Nam:
- Thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam (sau đây gọi là Danh mục cấm).
- Thuốc thành phẩm hoặc hoạt chất trong thuốc thành phẩm có độc cấp tính loại I, II theo phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS), trừ thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc bảo vệ thực vật dùng để xông hơi khử trùng, thuốc trừ chuột; thuốc trừ mối hại công trình xây dựng, đê điều; thuốc bảo quản lâm sản mà lâm sản đó không dùng làm thực phẩm và dược liệu.
- Thuốc bảo vệ thực vật có nguy cơ cao ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi, hệ sinh thái, môi trường, gồm:
+ Thuốc bảo vệ thực vật được cảnh báo bởi Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO), Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), Tổ chức Y tế thế giới (WHO); Thuốc bảo vệ thực vật có trong Phụ lục III của Công ước Rotterdam;
+ Thuốc bảo vệ thực vật hoá học là hỗn hợp của các loại thuốc bảo vệ thực vật có công dụng khác nhau (trừ sâu, trừ cỏ, trừ bệnh, điều hoà sinh trưởng) trừ thuốc xử lý hạt giống;
+ Thuốc bảo vệ thực vật chứa vi sinh vật gây bệnh cho người;
+ Thuốc bảo vệ thực vật gây đột biến gen, ung thư, độc sinh sản cho người;
+ Thuốc bảo vệ thực vật hóa học đăng ký phòng trừ sinh vật gây hại thực vật hoặc điều hoà sinh trưởng cho cây ăn quả, cây chè, cây rau hoặc để bảo quản nông sản sau thu hoạch có độ độc cấp tính của hoạt chất hoặc thành phẩm thuộc loại III, IV theo GHS; thuộc nhóm clo hữu cơ; có thời gian cách ly ở Việt Nam trên 07 ngày.
- Thuốc bảo vệ thực vật trùng tên thương phẩm với tên hoạt chất hoặc tên thương phẩm của thuốc bảo vệ thực vật khác trong Danh mục.
- Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất methyl bromide.
- Thuốc bảo vệ thực vật đăng ký để phòng trừ các loài sinh vật không phải là sinh vật gây hại thực vật ở Việt Nam.
- Thuốc bảo vệ thực vật được sáng chế ở nước ngoài nhưng chưa được phép sử dụng ở nước ngoài.
Có những loại thuốc bảo vệ thực vật nào bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT có những loại thuốc bảo vệ thực vật bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam:
+ Có bằng chứng khoa học về thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi, hệ sinh thái, môi trường;
+ Thuốc bảo vệ thực vật hiệu lực thấp đối với sinh vật gây hại;
+ Thuốc bảo vệ thực vật của các tổ chức, cá nhân đăng ký tự nguyện rút khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.
+ Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
+ Phát hiện giấy tờ giả, thông tin không trung thực trong hồ sơ đã đăng ký;
+ Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm mà pháp luật quy định phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
+ Thuốc bảo vệ thực vật trong Phụ lục III của Công ước Rotterdam, cảnh báo bởi Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO), Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Mức phạt đối với hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng tại Việt Nam là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm trong buôn bán thuốc bảo vệ thực vật được có quy định:
Vi phạm quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
.....
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc tiêu hủy thuốc đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, 4 Điều này;
....
Như vậy, đối với trường hợp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng tại Việt Nam thì người có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra, người có hành vi vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy thuốc.
Mức xử phạt nêu trên áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm thì mức xử phạt gấp 2 lần cá nhân.
Thông tư 09/2023/TT-BNNPTNT sẽ có hiệu lực từ ngày 8/12/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về điều kiện cấp giấy phép xây dựng theo Nghị định 175? Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải thuyết minh rõ các nội dung nào?
- Trường hợp không yêu cầu chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo Nghị định 175? Mã số chứng chỉ năng lực được dùng để làm gì?
- Căn cứ quy mô, tính chất của dự án đầu tư kinh doanh thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Thời gian nghỉ lễ có tính vào thời gian nghỉ dưỡng sức trong trường hợp sau sinh người lao động nữ tiếp tục nghỉ dưỡng sức không?