Danh mục hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng cấm nhập khẩu được quy định như thế nào?

Cho hỏi chi tiết Danh mục hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? - Câu hỏi của anh Tùng tại Hà Nội.

Hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng có bị cấm nhập khẩu hay không?

Căn cứ tiểu mục 4 Mục 2 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định các nhóm hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam có bao gồm nhóm hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng. Cụ thể:

Hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng, bao gồm các nhóm hàng:

- Hàng dệt may, giày dép, quần áo.

- Hàng điện tử.

- Hàng điện lạnh.

- Hàng điện gia dụng.

- Thiết bị y tế.

- Hàng trang trí nội thất.

- Hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo và các chất liệu khác.

- Xe đạp.

- Mô tô, xe gắn máy.

Chi tiết Danh mục hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng cấm nhập khẩu được quy định như thế nào?

Danh mục hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng cấm nhập khẩu được quy định như thế nào?

Danh mục hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng cấm nhập khẩu được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư 12/2018/TT-BCT có nội dung như sau:

Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu
Ban hành chi tiết Danh mục hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng cấm nhập khẩu theo mã HS thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.

Theo đó, Danh mục hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng cấm nhập khẩu hiện nay được quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư 12/2018/TT-BCT, như sau:

Phụ lục I kèm theo Thông tư 12/2018/TT-BCT

Xem toàn bộ Danh mục hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng cấm nhập khẩu: Tại đây.

Lưu ý: Danh mục này được xây dựng trên cơ sở Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Nguyên tắc sử dụng danh mục này như sau:

- Trường hợp chỉ liệt kê mã 2 số thì toàn bộ các mã 8 số thuộc Chương này đều bị cấm nhập khẩu.

- Trường hợp chỉ liệt kê mã 4 số thì toàn bộ các mã 8 số thuộc nhóm 4 số này đều bị cấm nhập khẩu.

- Trường hợp chỉ liệt kê mã 6 số thì toàn bộ các mã 8 số thuộc phân nhóm 6 số này đều bị cấm nhập khẩu.

- Trường hợp liệt kê chi tiết đến mã 8 số thì chỉ những mã 8 số đó mới bị cấm nhập khẩu.

- Đối với các mặt hàng tiêu dùng đã qua sử dụng cấm nhập khẩu thì phụ tùng, linh kiện qua sử dụng (nếu có) của những mặt hàng đó cũng cấm nhập khẩu

Vận chuyển vào Việt Nam hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng thuộc nhóm hàng hóa cấm nhập khẩu bị xử phạt bao nhiêu?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 128/2020/NĐ-CP có nội dung như sau:

Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển vào Việt Nam hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu
1. Xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển vào Việt Nam hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 20.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
...
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, trừ tang vật vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b khoản 5 Điều này.
5. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm nhập khẩu gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc tiêu hủy đối với tang vật vi phạm hành chính là văn hoá phẩm có nội dung độc hại; sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, đình chỉ lưu hành; xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến, cấm lưu hành tại Việt Nam; hàng hóa xuất khẩu gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
c) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Như vậy, căn cứ vào giá trị của hàng hóa nhập khẩu trái phép, chủ thể thực hiện hành vi có thể bị xử phạt lên đến 100.000.000 đồng.

Mức phạt tiền này là mức phạt tiền đối với tổ chức, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức.

Đồng thời có thể bị áp dụng biện pháp tịch thu tang vật, buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các biện pháp khắc phục hậu quả khác theo quy định nêu trên.

Trang thiết bị y tế
Cấm nhập khẩu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đơn vị đàm phán giá thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm có phải thực hiện công khai kết quả đàm phán?
Pháp luật
Việc tư vấn kỹ thuật thiết bị y tế do người có bằng cao đẳng chuyên ngành y thực hiện được không?
Pháp luật
Di vật đã có quyết định tạm ngừng nhập khẩu, xuất khẩu có được cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nữa không?
Pháp luật
Quy định mới về đấu thầu trong lĩnh vực y tế tại Luật Đấu thầu 2023? Nội dung đấu thầu trong lĩnh vực y tế là gì?
Pháp luật
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trang thiết bị y tế được lập dựa theo các căn cứ gì? Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trang thiết bị y tế được xây dựng thế nào?
Pháp luật
Giá gói thầu trang thiết bị y tế được xây dựng thế nào? Hồ sơ phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu có các tài liệu gì?
Pháp luật
Biến cố bất lợi nghiêm trọng đối với người tham gia thử thiết bị y tế trên lâm sàng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Đoàn đánh giá việc đáp ứng thực hành tốt thử kỹ thuật mới, phương pháp mới thử thiết bị y tế trên lâm sàng gồm những thành phần nào?
Pháp luật
Căn cứ tính thuế GTGT hàng nhập khẩu là máy đo điện sinh lý như thế nào? Áp dụng thuế GTGT bao nhiêu %?
Pháp luật
Trong thử nghiệm lâm sàng thiết bị y tế tài liệu chuyên môn kỹ thuật phục vụ cho thử nghiệm phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trang thiết bị y tế
2,329 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trang thiết bị y tế Cấm nhập khẩu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào