Danh hiệu vinh dự Toà án nhân dân năm 2024 thế nào? Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu vinh dự Toà án nhân dân ra sao?

Danh hiệu vinh dự Toà án nhân dân năm 2024 thế nào? Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu vinh dự Toà án nhân dân ra sao? - Câu hỏi của anh K.L (Đồng Tháp)

Danh hiệu vinh dự Toà án nhân dân năm 2024 thế nào?

Căn cứ tại Điều 25 Thông tư 01/2024/TT-TANDTC quy định nội dung như sau:

Danh hiệu vinh dự Tòa án nhân dân
1. Danh hiệu vinh dự Tòa án nhân dân, gồm: “Thẩm phán giỏi”, “Thẩm phán tiêu biểu”, “Thẩm phán mẫu mực”.
2. Danh hiệu vinh dự Tòa án nhân dân được xét tặng hàng năm.
3. Đối tượng, tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục xét tặng danh hiệu vinh dự Tòa án nhân dân được thực hiện theo Quy chế xét tặng danh hiệu “Thẩm phán giỏi”, “Thẩm phán tiêu biểu”, “Thẩm phán mẫu mực” do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành.

Như vậy danh hiệu vinh dự Tòa án nhân dân gồm:

- Thẩm phán giỏi

- Thẩm phán tiêu biểu

- Thẩm phán mẫu mực

Danh hiệu vinh dự Toà án nhân dân năm 2024 thế nào? Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu vinh dự Toà án nhân dân ra sao?

Danh hiệu vinh dự Toà án nhân dân năm 2024 thế nào? Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu vinh dự Toà án nhân dân ra sao? (Hình từ Internet)

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu vinh dự Toà án nhân dân ra sao?

Theo Điều 4, 5, 6, 7 Quyết định 10/QĐ/TANDTC-TĐKT năm 2020 nêu rõ tiêu chuẩn chung xét tặng danh hiệu Thẩm phán giỏi, Thẩm phán tiêu biểu, Thẩm phán mẫu mực như sau:

- Đã có ít nhất 01 nhiệm kỳ làm Thẩm phán;

- Có phẩm chất đạo đức tốt; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế, kỷ luật của cơ quan, đơn vị;

- Tận tụy với nghề; ban hành bản án, quyết định đúng pháp luật; là tấm gương điển hình trong rèn luyện, thực hiện chức trách nhiệm vụ của Thẩm phán;

- Tích cực tham gia phong trào thi đua;

- Trong 03 năm công tác trước thời điểm xét tặng liên tục được xếp loại công chức “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.

- Có số lượng, chất lượng vụ, việc đã trực tiếp (làm chủ tọa, tham gia) phiên tòa xét xử hoặc được phân công trực tiếp giải quyết (trong 65 tháng liên tục trước thời điểm xét tặng) bằng hoặc cao hơn các tiêu chuẩn cụ thể đối với danh hiệu Thẩm phán giỏi, Thẩm phán tiêu biểu, Thẩm phán mẫu mực nêu sau.

- Số lượng, chất lượng các vụ, việc đã giải quyết, xét xử của Thẩm phán được tính theo phương thức sau:

+ Đối với Thẩm phán chủ tọa phiên tòa hoặc được phân công trực tiếp giải quyết: Mỗi vụ, việc đã giải quyết, xét xử thì tính bằng 01 vụ, việc;

+ Đối với Thẩm phán tham gia Hội đồng xét xử: Mỗi vụ, việc đã giải quyết, xét xử thì tính bằng 1/2 vụ, việc;

+ Đối với mỗi Thẩm phán khi hòa giải thành 01 vụ án thì tính bằng 01 vụ án đã xét xử.

+ Bản án, quyết định bị sửa nghiêm trọng do nguyên nhân chủ quan thì tính bằng 1/2 bản án, quyết định bị hủy do nguyên nhân chủ quan.

Ngoài ra, để được xét tặng Thẩm phán giỏi, Thẩm phán tiêu biểu, Thẩm phán mẫu mực còn phải đạt các tiêu chuẩn cụ thể sau:

(1) Tiêu chuẩn danh hiệu “Thẩm phán giỏi”

- Đã giải quyết, xét xử liên tục từ 350 vụ, việc trở lên (đối với vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo); 500 vụ, việc trở lên (đối với các thành phố trực thuộc trung ương) và 450 vụ, việc trở lên (đối với các địa phương khác) mà không có án quá hạn luật định, không có án (hủy, sửa) do nguyên nhân chủ quan vượt quá 1,5%.

- Được trên 50% cán bộ, công chức, người lao động của đơn vị cơ sở bỏ phiếu đề nghị.

(2) Tiêu chuẩn danh hiệu “Thẩm phán tiêu biểu”

- Có 2 lần được tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán giỏi”; đồng thời, có nhiều (sáng kiến cải tiến kỹ thuật, chuyên đề khoa học, giải pháp công tác, kế hoạch làm việc khoa học, áp dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác...), đã được ứng dụng trong Tòa án nhân dân và được thủ trưởng cơ quan, đơn vị xác nhận.

- Đã được tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán giỏi”; sau đó giải quyết, xét xử từ 350 vụ, việc trở lên (đối với vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo); 500 vụ, việc trở lên (đối với thành phố trực thuộc trung ương) và 450 vụ, việc trở lên (đối với các địa phương khác), không có án quá hạn luật định, không có án (hủy, sửa) do nguyên nhân chủ quan vượt quá 1,5%.

Lưu ý:

- Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp có thể được đặc cách xét, tặng danh hiệu “Thẩm phán tiêu biểu”, nếu có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 của Quy chế này và giải quyết, xét xử liên tục từ 700 vụ, việc trở lên (đối với vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo); 1.000 vụ, việc trở lên (đối với thành phố trực thuộc trung ương) và 900 vụ, việc trở lên (đối với các địa phương khác), không có án quá hạn luật định, không có án (hủy, sửa) do nguyên nhân chủ quan vượt quá 1,5%.

- Danh hiệu “Thẩm phán tiêu biểu” phải được ít nhất 70% cán bộ, công chức, người lao động của đơn vị cơ sở bỏ phiếu đề nghị.

(3) Tiêu chuẩn danh hiệu “Thẩm phán mẫu mực”:

- Có 1 lần được tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán tiêu biểu” và 1 lần được tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán giỏi” hoặc 3 lần được tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán giỏi”; đồng thời, có nhiều (sáng kiến cải tiến kỹ thuật, chuyên đề khoa học, giải pháp công tác, kế hoạch làm việc khoa học, áp dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác...), đã được ứng dụng trong Tòa án nhân dân và được thủ trưởng cơ quan, đơn vị xác nhận.

- Có 2 lần liên tục được tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán giỏi” hoặc đã được tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán tiêu biểu”; sau đó giải quyết, xét xử liên tục từ 350 vụ, việc trở lên (đối với vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo); 500 vụ, việc trở lên (đối với thành phố trực thuộc trung ương) và 450 vụ, việc trở lên (đối với các địa phương khác), không có án quá hạn luật định, không có án (hủy, sửa) do nguyên nhân chủ quan vượt quá 1,5%.

Lưu ý:

- Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp có thể được đặc cách xét, tặng danh hiệu “Thẩm phán mẫu mực”, nếu có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 của Quy chế này và giải quyết, xét xử từ 900 vụ, việc trở lên (đối với vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo); 1.200 vụ, việc trở lên (đối với thành phố trực thuộc trung ương) và 1.100 vụ, việc trở lên (đối với các địa phương khác), không có án quá hạn luật định, không có án (hủy, sửa) do nguyên nhân chủ quan vượt quá 1,5%.

- Danh hiệu “Thẩm phán mẫu mực” phải được ít nhất 90% cán bộ, công chức, người lao động của đơn vị cơ sở bỏ phiếu đề nghị.

Có những hình thức tổ chức thi đua nào trong Tòa án?

Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 01/2024/TT-TANDTC quy định hình thức tổ chức thi đua như sau:

Hình thức tổ chức thi đua
1. Thi đua thường xuyên là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan, đơn vị.
Đối tượng thi đua thường xuyên là những cá nhân trong một tập thể; những tập thể trong cùng một cơ quan, đơn vị; những cơ quan, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, tính chất công việc giống nhau hoặc gần giống nhau.
Tổ chức thi đua thường xuyên phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể và được triển khai thực hiện tại cơ quan, đơn vị hoặc theo cụm thi đua để xây dựng kế hoạch, phát động, ký kết giao ước và tổ chức thực hiện phong trào thi đua. Kết thúc năm công tác, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, Trưởng cụm thi đua tiến hành tổng kết phong trào thi đua, xét tặng hoặc đề nghị xét tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.
2. Thi đua theo chuyên đề là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm được xác định trong khoảng thời gian nhất định hoặc tổ chức thi đua để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đột xuất, cấp bách của cơ quan, đơn vị.
Cơ quan, đơn vị chỉ phát động thi đua theo chuyên đề khi đã xác định rõ mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu, nội dung, giải pháp và thời gian thực hiện. Khi tổ chức phong trào thi đua theo chuyên để trong phạm vi cơ quan, đơn vị thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị hướng dẫn xét khen thưởng theo thẩm quyền. Đối với phong trào thi đua theo chuyên đề trong phạm vi Tòa án nhân dân có thời gian từ 03 năm trở lên, Tòa án nhân dân tối cao gửi kế hoạch tổ chức phát động phong trào thi đua về Bộ Nội vụ (qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) để tổng hợp và hướng dẫn xét khen thưởng

Như vậy, có 2 hình thức tổ chức thi đua trong Tòa án là: Thi đua thường xuyên và thi đua theo chuyên đề.

Thông tư 01/2024/TT-TANDTC có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 6 năm 2024.

Danh hiệu vinh dự Tòa án nhân dân
Tòa án nhân dân TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TÒA ÁN NHÂN DÂN
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao từ năm 2025
Pháp luật
Danh sách kết quả thi tuyển công chức TAND TPHCM vòng 2? Xem chi tiết danh sách kết quả thi tuyển công chức TAND TPHCM vòng 2?
Pháp luật
Trong bộ máy hành chính nhà nước Chánh án, Phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao do ai bầu?
Pháp luật
Mẫu Tờ khai đề nghị cấp giấy chứng nhận chức danh tư pháp, giấy chứng nhận tòa án nhân dân mới nhất?
Pháp luật
Có xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến của Tòa án nhân dân đối với cá nhân bị kỷ luật khiển trách?
Pháp luật
05 loại hình khen thưởng trong Tòa án nhân dân? Đối tượng khen thưởng? Thời gian đề nghị khen thưởng cho lần tiếp theo được tính thế nào?
Pháp luật
Hội đồng Thi đua Khen thưởng Tòa án nhân dân do ai thành lập? Gồm những thành phần nào? Phiên họp của Hội đồng được tổ chức khi nào?
Pháp luật
Thời gian của năm thi đua trong Tòa án nhân dân tính từ ngày nào? Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân có bao nhiêu phó chủ tịch?
Pháp luật
Thời điểm xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua Tòa án nhân dân là khi nào? Lưu ý khi tổ chức trao tặng danh hiệu thi đua?
Pháp luật
Chiến sĩ thi đua cơ sở có là danh hiệu thi đua của Tòa án nhân dân? Ai quyết định khen thưởng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở?
Pháp luật
Khen thưởng phong trào thi đua là gì? Nội dung tổ chức phong trào thi đua của Tòa án nhân dân gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Danh hiệu vinh dự Tòa án nhân dân
543 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Danh hiệu vinh dự Tòa án nhân dân Tòa án nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Danh hiệu vinh dự Tòa án nhân dân Xem toàn bộ văn bản về Tòa án nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào