Đăng ký khai sinh cho con trễ có bị phạt không? Sai thông tin trên giấy đăng ký khai sinh của con có được sửa lại không?
Đăng ký khai sinh cho con trễ có bị phạt không?
Căn cứ Điều 37 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm về đăng ký khai sinh cụ thể như sau:
Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh;
c) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định xử phạt về những hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh không có hành vi đăng ký khai sinh cho con trễ.
Do đó, đăng ký khai sinh cho con trễ sẽ không bị phạt.
Tuy nhiên, giấy khai sinh là một loại giấy tờ rất quan trọng đối với mỗi cá nhân, do đó cha mẹ nên đi làm giấy khai sinh cho con đúng hạn.
Đăng ký khai sinh cho con trễ có bị phạt không? Sai thông tin trên giấy đăng ký khai sinh của con có được sửa lại không? (Hình ảnh Internet)
Sai thông tin trên giấy đăng ký khai sinh của con có được sửa lại không?
Căn cứ tại Điều 26 Luật Hộ tịch 2014 quy định về phạm vi thay đổi hộ tịch như sau:
Phạm vi thay đổi hộ tịch
1. Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.
2. Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung khai sinh đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi.
Đồng thời tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định:
Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.
2. Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Như vậy, đối với trường hợp sai thông tin trên giấy đăng ký khai sinh cho con thì hoàn toàn có thể được sửa lại theo yêu cầu của người đăng ký.
Đăng ký khai sinh cho con ở cơ quan nào?
Căn cứ Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký khai sinh cụ thể như sau:
Thẩm quyền đăng ký khai sinh
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.
Căn cứ Điều 35 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Thẩm quyền đăng ký khai sinh
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây:
1. Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam:
a) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;
b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
c) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
d) Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;
2. Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam:
a) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam;
b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 11 Luật Cư trú 2020 quy định về nơi cư trú của công dân như sau:
Nơi cư trú của công dân
1. Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.
2. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.
Thông qua các quy định nêu trên, người dân có thể làm giấy khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cấp huyện nơi thường trú hoặc tạm trú của cha mẹ làm giấy khai sinh cho con, cụ thể như sau:
(1) Ủy ban nhân dân cấp xã:
- Cha mẹ hoặc người thân có thể làm giấy khai sinh cho con tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình thường trú hoặc tạm trú.
- Trường hợp người làm giấy khai sinh không có nơi thường trú và tạm trú thì có thể làm giấy khai sinh tại nơi đang thực tế sinh sống.
(2) Ủy ban nhân dân cấp huyện:
Cha mẹ hoặc người thân có thể làm giấy khai sinh cho con khi thuộc các trường hợp dưới đây:
- Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam:
+ Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch.
+ Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài.
+ Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài.
+ Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch.
- Trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam:
+ Có cha và mẹ là công dân Việt Nam.
+ Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xin gia hạn sử dụng đất ở đâu? Phải nộp hồ sơ gia hạn sử dụng đất chậm nhất bao nhiêu tháng trước khi hết thời hạn sử dụng đất?
- Vé đường bộ toàn quốc của xe quốc phòng gồm những thông tin nào? Kỳ hạn sử dụng của vé đường bộ toàn quốc là bao lâu?
- Thông tin đất đai là gì? Cung cấp thông tin đất đai như thế nào là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định?
- Sản phẩm của hợp đồng thi công xây dựng phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng như thế nào theo quy định mới nhất?
- Tổng thời gian áp thuế tự vệ, bao gồm thuế tự vệ tạm thời, tự vệ chính thức và thời gian gia hạn?