Đã xây dựng 232 vị trí lãnh đạo để thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2024 từ Trung ương đến cấp xã? Danh mục vị trí việc làm cụ thể được xây dựng ra sao?
- Đã xây dựng 232 vị trí lãnh đạo để thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2024 từ Trung ương đến cấp xã? Danh mục vị trí việc làm cụ thể được xây dựng ra sao?
- Xây dựng bảng lương theo vị trí việc làm khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 được thực hiện như thế nào?
- Lộ trình cụ thể trong việc cải cách tiền lương từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 ra sao?
Đã xây dựng 232 vị trí lãnh đạo để thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2024 từ Trung ương đến cấp xã? Danh mục vị trí việc làm cụ thể được xây dựng ra sao?
Sáng 7/11, Quốc hội tiến hành chất vấn đối với lĩnh vực nội chính, tư pháp, thuộc trách nhiệm trả lời của Bộ trưởng Nội vụ, Bộ trưởng Công an, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Tổng Thanh tra Chính phủ, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Trả lời các đại biểu, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết:
"Thời điểm này chúng ta đã hoàn thành xong được danh mục vị trí việc làm. Đối với cơ quan tổ chức hành chính có 866 vị trí, đơn vị sự nghiệp 615 vị trí và cán bộ công chức cấp xã 17 vị trí. Trong các chức danh vị trí lãnh đạo, đã có Kết luận số 35 của Bộ Chính trị, gồm tổng 232 vị trí từ Trung ương đến cấp xã", Bộ trưởng thông tin.
Theo Bộ trưởng, từ năm 2016 đến nay, cơ bản các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện việc xây dựng vị trí việc làm, tuy nhiên chưa hoàn thiện và chưa đảm bảo được một cách đầy đủ, khoa học, căn cơ.
Như vậy, theo lời của Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã hoàn thành xong được danh mục vị trí việc làm. Trong đó có 232 vị trí lãnh đạo từ Trung ương đến cấp xã.
Danh mục vị trí việc làm được xây dựng như sau:
Cơ quan tổ chức hành chính: 866 vị trí.
Đơn vị sự nghiệp: 615 vị trí
Cán bộ công chức cấp xã: 17 vị trí.
Trong các chức danh vị trí lãnh đạo, đã có Kết luận số 35 của Bộ Chính trị, gồm tổng 232 vị trí từ Trung ương đến cấp xã.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Đã xây dựng 232 vị trí lãnh đạo để thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2024 từ Trung ương đến cấp xã? Danh mục vị trí việc làm cụ thể được xây dựng ra sao? (Hình từ Internet)
Xây dựng bảng lương theo vị trí việc làm khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 được thực hiện như thế nào?
Tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định việc xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm:
- Xây dựng 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc:
+ Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới.
+ Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp. Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
- Xây dựng 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc:
+ Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề; sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.
- Xây dựng 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm:
+ 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm).
+ 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an
+ 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
Lộ trình cụ thể trong việc cải cách tiền lương từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 ra sao?
Tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đề ra mục tiêu cụ thể trong việc cải cách tiền lương từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 như sau:
* Đối với khu vực công
- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
* Đối với khu vực doanh nghiệp
- Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
- Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?