Đã có quy định người đi bộ qua đường phải có tín hiệu bằng tay? Trẻ em, phụ nữ mang thai đi bộ qua đường cần làm gì?

Đã có quy định người đi bộ qua đường phải có tín hiệu bằng tay? Trẻ em, phụ nữ mang thai đi bộ qua đường cần làm gì?

Đã có quy định đi bộ qua đường phải có tín hiệu bằng tay?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định người đi bộ khi tham gia giao thông đường bộ phải tuân thủ các quy định sau đây:

- Phải đi trên vỉa hè, lề đường, đường dành riêng cho người đi bộ; trường hợp đường không có vỉa hè, lề đường, đường dành riêng cho người đi bộ thì người đi bộ phải đi sát mép đường bên phải theo chiều đi của mình;

- Chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn, báo hiệu đường bộ. Trường hợp không có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn, khi qua đường phải có tín hiệu bằng tay;

- Không được vượt qua dải phân cách, đu, bám vào phương tiện giao thông đường bộ đang di chuyển; khi mang, vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

LƯU Ý: Quy định này có hiệu lực từ 1/1/2025.

Hiện nay, Điều 32 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về người đi bộ như sau:

- Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

- Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

- Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.

- Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

- Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.

>> Như vậy, hiện nay, không có quy định về trường hợp không có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn, khi qua đường phải có tín hiệu bằng tay.

Chú ý: Quy định này hết hiệu lực từ 1/1/2025.

Đã có quy định người đi bộ qua đường phải có tín hiệu bằng tay? Trẻ em, phụ nữ mang thai đi bộ qua đường cần làm gì?

Đã có quy định người đi bộ qua đường phải có tín hiệu bằng tay? Trẻ em, phụ nữ mang thai đi bộ qua đường cần làm gì? (Hình từ Internet)

Trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật, người mất năng lực hành vi dân sự khi đi bộ qua đường cần phải làm gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 30 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật, người mất năng lực hành vi dân sự tham gia giao thông đường bộ được quy định như sau:

- Trẻ em dưới 07 tuổi khi đi qua đường phải có người lớn dẫn dắt;

- Người khuyết tật sử dụng xe lăn có động cơ hoặc không có động cơ phải đi trên vỉa hè, lề đường và nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ và xe thô sơ;

- Người khiếm thị khi đi trên đường bộ phải có người dẫn dắt hoặc có công cụ để báo hiệu cho người khác nhận biết là người khiếm thị;

- Người mất năng lực hành vi dân sự khi đi trên đường bộ phải có người dẫn dắt;

- Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 07 tuổi, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật, người mất năng lực hành vi dân sự khi đi qua đường.

Quy tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ là gì?

Căn cứ theo Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định khi tham gia giao thông đường bộ cần tuân thủ quy tắc sau:

- Người tham gia giao thông đường bộ phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định, chấp hành báo hiệu đường bộ và các quy tắc giao thông đường bộ khác.

- Người lái xe và người được chở trên xe ô tô phải thắt dây đai an toàn tại những chỗ có trang bị dây đai an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.

- Khi chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét trên xe ô tô không được cho trẻ em ngồi cùng hàng ghế với người lái xe, trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng ghế; người lái xe phải sử dụng, hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em (quy định này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026 theo khoản 2 Điều 88 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024).

* Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, khoản 3 Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.

Giao thông đường bộ TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổ chức đào tạo pháp luật về giao thông đường bộ cho người điều khiển xe máy chuyên dùng theo Thông tư 35/2024 ra sao?
Pháp luật
Hướng dẫn giải quyết các vụ ùn tắc giao thông đường bộ theo Thông tư 69/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
Pháp luật
Những trường hợp không được vượt xe 2025? Chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách giữa các xe như thế nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo về công tác đào tạo cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ dành cho sở GTVT mới nhất 2025?
Pháp luật
06 hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai bảo đảm giao thông đường bộ theo Thông tư 40? Nguyên tắc phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai?
Pháp luật
Xe ô tô đi lấn làn dành đường xe máy bị phạt bao nhiêu tiền? Xe ô tô đi lấn làn dành đường xe máy có bị tước bằng lái?
Pháp luật
Đường bộ trong khu đông dân cư là gì? Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trong khu vực đông dân cư từ 2025 là bao nhiêu?
Pháp luật
Tốc độ thiết kế đường bộ theo Thông tư 38/2024 như thế nào? Tốc độ tối đa của xe máy chuyên dùng, xe gắn máy và các loại xe tương tự?
Pháp luật
Thông tư 38/2024 quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trên đường bộ thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại gồm các giấy tờ nào và ai có thẩm quyền quyết định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao thông đường bộ
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
4,746 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao thông đường bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giao thông đường bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào