Đã có Luật Dữ liệu 2024 số 60/2024/QH15 chính thức? Chính sách của Nhà nước về dữ liệu từ 1/7/2025 ra sao?
Đã có Luật Dữ liệu 2024, số 60/2024/QH15 chính thức?
Ngày 30/11/2024, Luật Dữ liệu 2024, số 60/2024/QH15 đã được Quốc hội thông qua.
Theo đó, Luật Dữ liệu 2024 gồm có 06 chương, 46 điều, quy định những nội dung cơ bản về:
- Dữ liệu số;
- Việc xây dựng, phát triển, bảo vệ, quản trị, xử lý, sử dụng dữ liệu số;
- Trung tâm dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia;
- Sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu số; quản lý về dữ liệu số;
- Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động về dữ liệu số...
Xem toàn văn Luật Dữ liệu 2024
Luật Dữ liệu 2024 |
Đã có Luật Dữ liệu 2024, số 60/2024/QH15 chính thức? Chính sách của Nhà nước về dữ liệu từ 1/7/2025 ra sao? (Hình ảnh Internet)
Chính sách của Nhà nước về dữ liệu từ 1/7/2025 ra sao?
Căn cứ tại Điều 6 Luật Dữ liệu 2024 quy định về chính sách của Nhà nước về dữ liệu như sau:
- Dữ liệu là tài nguyên, Nhà nước có chính sách huy động mọi nguồn lực để làm giàu dữ liệu, phát triển dữ liệu trở thành tài sản.
- Ưu tiên xây dựng, phát triển dữ liệu trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội phục vụ chuyển đổi số quốc gia và phát triển kinh tế số gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, cơ yếu.
- Đầu tư xây dựng và phát triển Cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia, Trung tâm dữ liệu quốc gia đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
- Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ của người làm công tác về dữ liệu; có cơ chế thu hút nhân lực có trình độ cao để xây dựng và phát triển dữ liệu quốc gia.
- Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước đầu tư, nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, đổi mới sáng tạo, ứng dụng trong lĩnh vực dữ liệu; xây dựng trung tâm lưu trữ, xử lý dữ liệu tại Việt Nam; phát triển thị trường dữ liệu.
- Hoạt động của cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và cơ sở dữ liệu khác do cơ quan Đảng, Nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội quản lý được bảo đảm từ nguồn lực của Nhà nước và các nguồn hợp pháp khác. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tài trợ, hỗ trợ để xây dựng, quản trị, vận hành cơ sở dữ liệu.
Quản lý nhà nước về dữ liệu như thế nào? Các hành vi nào bị nghiêm cấm?
Căn cứ tại 8 Luật Dữ liệu 2024 quy định về quản lý nhà nước về dữ liệu như sau:
- Nội dung quản lý nhà nước về dữ liệu bao gồm:
+ Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện Chiến lược dữ liệu quốc gia; văn bản quy phạm pháp luật về dữ liệu; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, chất lượng dữ liệu;
+ Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về dữ liệu; hướng dẫn cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin trong xây dựng, phát triển, bảo vệ, quản trị, xử lý, sử dụng dữ liệu;
+ Quản lý, giám sát các hoạt động xây dựng, phát triển, bảo vệ, quản trị, xử lý, sử dụng dữ liệu, bảo đảm an ninh, an toàn dữ liệu;
+ Báo cáo, thống kê về dữ liệu; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về dữ liệu; sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu; quản lý, giám sát, phát triển thị trường dữ liệu;
+ Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dữ liệu;
+ Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế về dữ liệu.
- Trách nhiệm quản lý nhà nước về dữ liệu được quy định như sau:
+ Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về dữ liệu;
+ Bộ Công an là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về dữ liệu, trừ quy định tại điểm c khoản này;
+ Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về dữ liệu thuộc phạm vi quản lý.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về dữ liệu cơ yếu thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật về cơ yếu;
+ Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình xây dựng, phát triển cơ sở dữ liệu; phối hợp với Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về dữ liệu;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, phát triển cơ sở dữ liệu; thực hiện quản lý nhà nước về dữ liệu tại địa phương.
Bên cạnh đó, căn cứ tại 10 Luật Dữ liệu 2024 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:
(1) Lợi dụng việc xử lý dữ liệu, quản trị dữ liệu, phát triển, kinh doanh, lưu hành sản phẩm, dịch vụ về dữ liệu để xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(2) Cản trở hoặc ngăn chặn trái pháp luật quá trình xử lý dữ liệu, quản trị dữ liệu hoặc tấn công, chiếm đoạt, phá hoại cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin phục vụ quản lý, xử lý, quản trị, bảo vệ dữ liệu.
(3) Giả mạo, cố ý làm sai lệch, làm mất, làm hư hỏng dữ liệu trong cơ sở dữ liệu của cơ quan Đảng, Nhà nước, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
(4) Cố ý cung cấp dữ liệu sai lệch hoặc không cung cấp dữ liệu theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Luật Dữ liệu 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhiệm kỳ của Hội đồng công chứng viên toàn quốc kết thúc khi nào? Hội đồng làm việc theo nguyên tắc nào?
- Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong truyện đó? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học mới nhất là mẫu nào?
- Viết đoạn văn tả đặc điểm nổi bật của một cây bóng mát chọn lọc? Viết đoạn văn tả cây bóng mát? Nhiệm vụ HS tiểu học?
- Tải mẫu bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng mới nhất? Yêu cầu đối với bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng công trình?