Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai thuộc cơ quan nào? Lãnh đạo Cục phải thực hiện những nhiệm vụ gì?
Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai thuộc cơ quan nào?
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 479/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 quy định cụ thể về vị trí cũng như chức năng của Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai là tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên cơ sở sắp xếp, kiện toàn lại Tổng cục Phòng, chống thiên tai. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về đê điều và phòng, chống thiên tai trong phạm vi cả nước.
2. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Trụ sở của Cục đặt tại thành phố Hà Nội.
Theo đó, Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai là tổ chức thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên cơ sở sắp xếp, kiện toàn lại Tổng cục Phòng, chống thiên tai.
Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về đê điều và phòng, chống thiên tai trong phạm vi cả nước.
Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai thuộc cơ quan nào? Lãnh đạo Cục phải thực hiện những nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)
Lãnh đạo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai phải thực hiện trách nhiệm gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 479/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 quy định nội dung này như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Cục: có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
a) Cục trưởng có trách nhiệm: trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục; ban hành Quy chế làm việc của Cục; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức tham mưu trực thuộc Cục; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo của các tổ chức trực thuộc Cục theo phân cấp của Bộ trưởng và quy định của pháp luật.
b) Cục trưởng điều hành hoạt động của Cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Cục. Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Cục trưởng; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Theo quy định trên thì lãnh đạo Cục gồm Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Cục trưởng trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục; ban hành Quy chế làm việc của Cục;
- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức tham mưu trực thuộc Cục; bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo của các tổ chức trực thuộc Cục theo phân cấp của Bộ trưởng và quy định của pháp luật.
- Cục trưởng điều hành hoạt động của Cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về hoạt động của Cục.
- Phó Cục trưởng giúp Cục trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Cục trưởng; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Tổ chức tham mưu của Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai gồm những tổ chức nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 479/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 quy định về cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai như sau:
Cơ cấu tổ chức
...
2. Các tổ chức tham mưu:
Các Tổ chức thuộc Tổng cục Phòng, chống thiên tai được sắp xếp, tổ chức lại thành các tổ chức cấp phòng thuộc Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, cụ thể như sau:
a) Văn phòng Cục;
b) Phòng Kế hoạch, Tài chính;
c) Phòng Thanh tra, Pháp chế;
d) Phòng Hợp tác quốc tế và Khoa học công nghệ;
đ) Phòng Kiểm soát an toàn thiên tai;
e) Phòng Quản lý quy hoạch và Đầu tư;
g) Phòng Thông tin, Truyền thông;
h) Phòng Quản lý thiên tai cộng đồng;
i) Phòng Quản lý đê điều;
k) Phòng Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai;
l) Phòng Quản lý công trình phòng, chống thiên tai;
m) Văn phòng đại diện Cục tại khu vực miền Trung và Tây nguyên;
n) Văn phòng đại diện Cục tại khu vực miền Nam.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập:
Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Tổng cục Phòng, chống thiên tai tiếp tục duy trì hoạt động theo quy định hiện hành cho đến khi có quyết định kiện toàn, sắp xếp lại của cấp có thẩm quyền.
Theo đó, các Tổ chức thuộc Tổng cục Phòng, chống thiên tai được sắp xếp, tổ chức lại thành các tổ chức cấp phòng thuộc Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai dưới sự lãnh đạo của Cục trưởng, cụ thể như sau:
- Văn phòng Cục;
- Phòng Kế hoạch, Tài chính;
- Phòng Thanh tra, Pháp chế;
- Phòng Hợp tác quốc tế và Khoa học công nghệ;
- Phòng Kiểm soát an toàn thiên tai;
- Phòng Quản lý quy hoạch và Đầu tư;
- Phòng Thông tin, Truyền thông;
- Phòng Quản lý thiên tai cộng đồng;
- Phòng Quản lý đê điều;
- Phòng Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai;
- Phòng Quản lý công trình phòng, chống thiên tai;
- Văn phòng đại diện Cục tại khu vực miền Trung và Tây nguyên;
- Văn phòng đại diện Cục tại khu vực miền Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?