Cụ thể hóa chi phí của Tòa án nhân dân về xem xét quyết định đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?
Theo tiểu mục II Mục B Hướng dẫn 92/TANDTC-KHTC năm 2022 về lập dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành:
Chi thực hiện Pháp lệnh số 01/2022/UBTVQH15 Căn cứ Pháp lệnh số 01/2022/UBTVQH15 của ủy ban Thường vụ Quốc hội về trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, trên cơ sở số lượng vụ việc ước thực hiện năm 2022, đề nghị các đơn vị xây dựng dự toán chi tiết dối với nội dung chi này năm 2023.
- Chi văn phòng phẩm, cước phí bưu chính, tống đạt và chi phí hành chính khác theo thực tế phát sinh.
- Chi tập huấn Hội thẩm nhân dân: Cơ sở tính là số lượng Hội thẩm nhân dân dự kiến được duyệt nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụ thể hóa chi phí của Tòa án nhân dân về xem xét, quyết định đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc?
Chi phí cho Thẩm phán, Thư ký như thế nào?
Căn cứ tiểu mục II Mục B Hướng dẫn 92/TANDTC-KHTC năm 2022 quy định về chi con người như sau:
- Chi cho Thẩm phán, Thư ký theo Quyết định 41/2012/QĐ-TTg ngày 05/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với người tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết việc dân sự:
+ Mức 90.000 đồng đối với Thẩm phán chủ tọa;
+ Mức 50.000 đồng đối với Thẩm phán, Kiểm sát viên;
+ Mức 35.000 đồng đối với Thư ký Tòa án, cán bộ, chiến sỹ công an, cảnh vệ bảo vệ phiên tòa, công an dẫn giải bị can, bị cáo và dẫn giải người làm chứng;
+ Mức 90.000 đồng đối với Hội thẩm, kể cả ngày làm việc nghiên cứu hồ sơ tại Tòa án các cấp;
+ Mức 70.000 đồng đối với người giám định được Tòa án mời tham dự;
+ Mức 50.000 đồng đối với người làm chứng được Tòa án triệu tập;
+ Người phiên dịch tiếng dân tộc được Tòa án mời dịch tại phiên tòa được hưởng mức bồi dưỡng tối đa bằng 200% mức lương tối thiểu chung, tính theo ngày lương do Nhà nước quy định;
+ Người phiên dịch tiếng nước ngoài được Tòa án mời dịch tại phiên tòa được hưởng mức bồi dưỡng theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về mức chi phí dịch thuật trong chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam và chi tiêu tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.
- Người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng tại phiên họp giải quyết việc dân sự được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng 50% mức bồi dưỡng đối với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng tại phiên tòa quy định tại Khoản 1 Điều này. Hội thẩm, giám định viên, phiên dịch và người làm chứng được thanh toán chi phí đi lại theo quy định hiện hành.
Chi phí cho Người phiên dịch, Người giám định, Người làm chứng như thế nào?
Căn cứ tiểu mục II Mục B Hướng dẫn 92/TANDTC-KHTC năm 2022 quy định về chi con người như sau:
- Người phiên dịch, Người giám định, Người làm chứng theo Nghị định số 81/2014/NĐ-CP ngày 14/8/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng;
Theo Điều 4 Nghị định 81/2014/NĐ-CP về chi cho người giám định:
“Điều 4. Chi phí tiền Iương, thù lao cho người thực hiện giám định
1. Xác định chi phí tiền lương:
a) Chi phí tiền lương được áp dụng trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định đối với tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập và tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc (sau đây gọi là tổ chức thực hiện giám định).
b) Tổ chức thực hiện giám định căn cứ vào nội dung yêu cầu giám định, khối lượng công việc, thời gian cần thiết thực hiện giám định và các quy định của chế độ tiền lương hiện hành áp dụng đối với mình xác định chi phí tiền lương làm cơ sở thông báo cho cơ quan tiến hành tố tụng.
2. Xác định chi phí thù lao:
a) Chi phí thù lao được áp dụng trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định đối với giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc là người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước và người đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
b) Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc là người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước căn cứ nội dung yêu cầu giám định, khối lượng công việc, thời gian cần thiết thực hiện giám định và tiền lương, thu nhập thực tế của mình xác định mức thù lao hợp lý thông báo cho cơ quan tiến hành tố tụng.
c) Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc là người hưởng lương từ ngân sách nhà nước căn cứ quy định của pháp luật về chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp xác định thù lao giám định tư pháp thông báo cho cơ quan tiến hành tố tụng.”
Theo Điều 16 Nghị định 81/2014/NĐ-CP về chi cho người làm chứng:
"Điều 16. Chi phí tiền lương, thù lao cho người làm chứng
1. Chi phí tiền lương cho người làm chứng tham gia phiên tòa giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự như sau:
a) Chi phí tiền lương áp dụng trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đối với người thực hiện giám định, người thực hiện định giá tham gia phiên tòa giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự với vai trò người làm chứng.
b) Mức tiền lương cho người làm chứng được hưởng bằng 200% mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, tính theo ngày lương do Nhà nước quy định.
2. Thù lao cho người làm chứng tham gia phiên tòa giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự như sau:
a) Thù lao cho người làm chứng áp dụng cho các trường hợp không hưởng tiền lương theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
b) Mức thù lao cho người làm chứng được hưởng bằng 100% mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, tính theo ngày lương do Nhà nước quy định."
Theo Điều 17 Nghị định 81/2014/NĐ-CP về chi cho người phiên dịch:
"Điều 17. Chi phí tiền công cho người phiên dịch
Tiền công cho người phiên dịch tham gia phiên tòa giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự được xác định như sau:
1. Tiền công đối với người phiên dịch dịch nói và dịch tài liệu bằng tiếng nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về mức chi phí dịch thuật trong chế độ chi tiêu, tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam và chi tiêu tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.
2. Tiền công đối với người phiên dịch dịch nói và dịch tài liệu bằng tiếng dân tộc thiểu số thực hiện theo quy định của pháp luật về mức chi phiên dịch tiếng dân tộc thiểu số, mức chi biên dịch tiếng dân tộc tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật."
Chi cho Luật sư trong vụ việc được xác định như thế nào?
Căn cứ tiểu mục II Mục B Hướng dẫn 92/TANDTC-KHTC năm 2022 quy định về chi con người
- Chi cho Luật sư chỉ định theo Thông tư liên tịch số 191/2014/TTLTBTC-BTP ngày 12/12/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn về thù lao và thanh toán chi phí cho luật sư trong trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng như sau:
Theo Điều 2 Thông tư liên tịch 191/2014/TTLTBTC-BTP:
"Điều 2. Mức thù lao và các khoản chi phí
1. Mức thù lao chi trả cho 01 ngày làm việc của luật sư tham gia tố tụng trong vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu là 0,4 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định. Ngày làm việc của luật sư được tính trên cơ sở 08 giờ làm việc.
Trong trường hợp, luật sư làm việc trong nhiều ngày, nhưng mỗi ngày thực hiện không đủ 08 giờ, thì số ngày làm việc của luật sư được tính trên tổng số giờ làm việc thực tế của luật sư. Số giờ làm việc lẻ còn lại (nếu có) được tính như sau:
Nếu số giờ làm việc lẻ không đủ 06 giờ thì tính thành ½ ngày làm việc.
Nếu số giờ làm việc lẻ từ 06 giờ trở lên thì tính thành 01 ngày làm việc.
2. Thời gian làm việc của luật sư được tính bao gồm:
a) Thời gian gặp người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử: Được xác định bằng thời gian thực tế luật sư gặp người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tại nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam của cơ quan tiến hành tố tụng theo lịch cho phép;
b) Thời gian thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa: Được xác định căn cứ theo văn bản thoả thuận về số ngày thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa giữa cơ quan tiến hành tố tụng với luật sư tuỳ theo tính chất phức tạp của từng vụ án;
c) Thời gian nghiên cứu hồ sơ và chuẩn bị tài liệu tại cơ quan tiến hành tố tụng: Được xác định theo bảng chấm công có xác nhận của nơi luật sư đến nghiên cứu hồ sơ;
d) Thời gian tham gia phiên tòa: Được xác định theo thời gian diễn ra phiên toà xét xử; trong trường hợp phiên toà hoãn xử không phải do yêu cầu của luật sư và luật sư không được báo trước, thì cơ quan tiến hành tố tụng phải có trách nhiệm thanh toán tiền thù lao cho luật sư bằng ½ ngày làm việc của luật sư;
đ) Thời gian hợp lý khác theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng để thực hiện việc tham gia tố tụng.
Trường hợp luật sư gặp người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo lịch cho phép gặp người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử tại nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam hoặc thời gian tham gia phiên tòa vào ngoài giờ hành chính, ngày nghỉ, ngày lễ thì thời gian làm việc được tính mức theo nguyên tắc chi trả tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể như sau:
Mức 150% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường.
Mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần.
Mức 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày lễ hoặc ngày nghỉ bù nếu ngày nghỉ lễ trùng vào ngày nghỉ hàng tuần.
Thời gian làm việc của luật sư phải được cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trực tiếp giải quyết vụ án xác nhận trên cơ sở tổng hợp thời gian làm việc tại điểm a, b, c, d, đ khoản này, làm căn cứ chi trả thù lao cho luật sư.
3. Ngoài khoản tiền thù lao, trong quá trình chuẩn bị và tham gia bào chữa tại phiên toà, nếu luật sư phải đi công tác thì được thanh toán công tác phí theo quy định hiện hành về chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác trong nước theo mức chi áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo.
Thời gian và địa điểm đi công tác của luật sư phải được cơ quan tiến hành tố tụng xác nhận.
4. Ngoài khoản thù lao và các khoản chi phí tại khoản 1, 2, 3 Điều này do cơ quan tiến hành tố tụng thanh toán, luật sư không được đòi hỏi thêm bất cứ khoản tiền, lợi ích nào khác từ người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc thân nhân của họ."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?