Copilot là gì? Copilot AI là gì? Mục tiêu AI (trí tuệ nhân tạo) của Việt Nam đến năm 2025, 2030 thế nào?
Copilot là gì? Copilot AI là gì?
Trong thời đại công nghệ 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và tối ưu hóa các công việc hàng ngày. Một trong những ứng dụng tiêu biểu của AI là Copilot, một công cụ hỗ trợ người dùng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lập trình. Vậy Copilot là gì và Copilot AI là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong nội dung dưới đây:
Theo đó:
- Copilot là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ những công cụ hoặc phần mềm hỗ trợ người dùng trong công việc hoặc hoạt động nào đó, giúp họ hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Trong lĩnh vực công nghệ và phần mềm, "copilot" thường được dùng để mô tả các công cụ hỗ trợ trong việc lập trình, viết mã, hoặc các tác vụ sáng tạo khác.
- Copilot AI (hay GitHub Copilot) là một ví dụ nổi bật của công nghệ "copilot" trong lĩnh vực lập trình. Đây là một công cụ hỗ trợ lập trình dựa trên trí tuệ nhân tạo, được phát triển bởi GitHub và OpenAI. GitHub Copilot sử dụng mô hình GPT (Generative Pre-trained Transformer) để giúp lập trình viên viết mã nhanh chóng và chính xác. Nó đưa ra các gợi ý mã nguồn, hoàn thiện đoạn mã, hoặc thậm chí tạo ra các đoạn mã hoàn chỉnh dựa trên yêu cầu của người dùng.
*Lưu ý: Nội dung về "Copilot là gì?", "Copilot AI là gì?" nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Copilot là gì? Copilot AI là gì? Mục tiêu AI (trí tuệ nhân tạo) của Việt Nam đến năm 2025, 2030 thế nào? (Hình từ internet)
Mục tiêu AI (trí tuệ nhân tạo) của Việt Nam đến năm 2025, 2030 thế nào?
Theo Mục II Điều 1 Quyết định 127/QĐ-TTg năm 2021, Việt Nam đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo, đưa trí tuệ nhân tạo trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đến năm 2030, Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong khu vực ASEAN và trên thế giới. Cụ thể như sau:
(1) Mục tiêu đến năm 2025
- Đưa TTNT trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam
+ Việt Nam nằm trong nhóm 5 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN và nhóm 60 nước dẫn đầu trên thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT;
+ Xây dựng được 05 thương hiệu TTNT có uy tín trong khu vực;
+ Phát triển được 01 trung tâm quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao.
- Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng TTNT
+ Hình thành được 02 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia về TTNT; gia tăng số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo về TTNT và tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực TTNT ở Việt Nam;
+ Nâng cấp, hình thành mới được 10 cơ sở nghiên cứu và đào tạo trọng điểm về TTNT.
- Góp phần xây dựng xã hội sáng tạo, chính phủ hiệu quả, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế tăng trưởng bền vững
+ TTNT được ứng dụng rộng rãi trong hành chính công, dịch vụ công trực tuyến giúp giảm thời gian xử lý công việc, nhân lực bộ máy, giảm thời gian chờ đợi và chi phí của người dân;
+ Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý hành chính nhà nước trong phân phối, sử dụng nguồn lực xã hội, quản lý xã hội và quản lý đô thị, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
(2) Mục tiêu đến năm 2030
- Đưa TTNT trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam
+ Việt Nam nằm trong nhóm 4 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN và nhóm 50 nước dẫn đầu trên thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT;
+ Xây dựng được 10 thương hiệu TTNT có uy tín trong khu vực;
+ Phát triển được 03 trung tâm quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao; kết nối được các hệ thống trung tâm dữ liệu, trung tâm tính toán hiệu năng cao trong nước tạo thành mạng lưới chia sẻ năng lực dữ liệu lớn và tính toán phục vụ TTNT;
+ Hình thành được 50 bộ dữ liệu mở, liên thông và kết nối trong các ngành kinh tế, lĩnh vực kinh tế - xã hội phục vụ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT.
- Việt Nam là trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng TTNT mạnh
+ Hình thành được 03 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia về TTNT;
+ Xây dựng được đội ngũ nhân lực chất lượng cao làm về TTNT bao gồm đội ngũ các chuyên gia và các kỹ sư triển khai ứng dụng TTNT. Tăng nhanh số lượng các công trình khoa học, đơn đăng ký sáng chế về TTNT của Việt Nam;
+ Có ít nhất 01 đại diện nằm trong bảng xếp hạng nhóm 20 cơ sở nghiên cứu và đào tạo về TTNT dẫn đầu trong khu vực ASEAN.
- Góp phần đẩy mạnh xã hội sáng tạo, chính phủ hiệu quả, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế tăng trưởng bền vững
+ Phổ cập được kỹ năng cơ bản về ứng dụng TTNT cho đội ngũ lao động trực tiếp, phục vụ thúc đẩy đổi mới sáng tạo, giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân;
+ Ứng dụng TTNT phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng an ninh, các hoạt động cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai và ứng phó sự cố, dịch bệnh;
+ Cùng với chuyển đổi số, ứng dụng TTNT góp phần thúc đẩy tăng trưởng một số ngành kinh tế.
Quan điểm chỉ đạo về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 ra sao?
Căn cứ tại Mục I Điều 1 Quyết định 127/QĐ-TTg năm 2021 nêu quan điểm chỉ đạo về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 gồm có như sau:
- Trí tuệ nhân tạo (TTNT) là một lĩnh vực công nghệ nền tảng của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, góp phần quan trọng tạo bước phát triển đột phá về năng lực sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế tăng trưởng bền vững.
- Kế thừa và phát huy những thành tựu mới nhất của nhân loại, nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT gắn với các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, phát triển khoa học và công nghệ; phát huy tiềm năng của doanh nghiệp, khai thác hiệu quả mọi nguồn lực; từng bước nhận chuyển giao, làm chủ, tiến tới sáng tạo công nghệ.
- Tập trung nguồn lực để tạo ra và phát triển các sản phẩm TTNT, dịch vụ TTNT quan trọng mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh; đầu tư có trọng điểm ứng dụng TTNT trong một số lĩnh vực liên quan tới quốc phòng an ninh, quản lý tài nguyên, môi trường và dịch vụ cho người dân; phát triển mạnh các doanh nghiệp ứng dụng TTNT, doanh nghiệp khởi nghiệp về TTNT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?