Công văn 7991 thực hiện kiểm tra đánh giá đối với cấp THCS, THPT năm học 2024 2025 thế nào?
Công văn 7991 thực hiện kiểm tra đánh giá đối với cấp THCS, THPT năm học 2024 2025 thế nào?
Ngày 17/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn 7991/BGDĐT-GDTrH năm 2024 thực hiện kiểm tra, đánh giá đối với cấp THCS, THPT.
Tải về Công văn 7991/BGDĐT-GDTrH năm 2024
Theo đó, để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá theo quy định tại Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT, Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở GDĐT căn cứ nội dung đã được tập huấn cho giáo viên cốt cán vào tháng 11/20241 , tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lí, giáo viên của các cơ sở giáo dục có thực hiện chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn quản lí.
Đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, Sở GDĐT hướng dẫn các cơ sở giáo dục ở cấp trung học phổ thông xây dựng ma trận, bản đặc tả, đề kiểm tra và hướng dẫn chấm đề kiểm tra định kì bảo đảm các yêu cầu về chuyên môn, kĩ thuật (tham khảo Phụ lục kèm theo Công văn 7991/BGDĐT-GDTrH năm 2024); trong năm học 2024-2025 triển khai thực hiện từ học kì 2, cụ thể như sau:
Tải về Phụ lục kèm theo Công văn 7991/BGDĐT-GDTrH năm 2024
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị Sở GDĐT phản ánh về Bộ GDĐT (qua Vụ Giáo dục Trung học).
*Xem chi tiết tại Công văn 7991/BGDĐT-GDTrH năm 2024.
Công văn 7991 thực hiện kiểm tra đánh giá đối với cấp THCS, THPT năm học 2024 2025 thế nào? (Hình từ internet)
Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh THCS và THPT ra sao?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh THCS và THPT như sau:
Căn cứ và tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh
- Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh căn cứ vào yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học quy định trong Chương trình tổng thể và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù quy định trong Chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông.
- Giáo viên môn học căn cứ quy định tại điểm a khoản này nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện, sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập môn học.
- Giáo viên chủ nhiệm căn cứ quy định tại điểm a khoản này theo dõi quá trình rèn luyện và học tập của học sinh; tham khảo nhận xét, đánh giá của giáo viên môn học, thông tin phản hồi của cha mẹ học sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình giáo dục học sinh; hướng dẫn học sinh tự nhận xét; trên cơ sở đó nhận xét, đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh theo các mức quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT.
Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì và cả năm học
Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.
- Kết quả rèn luyện của học sinh trong từng học kì
+ Mức Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có nhiều biểu hiện nổi bật.
+ Mức Khá: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông và có biểu hiện nổi bật nhưng chưa đạt được mức Tốt.
+ Mức Đạt: Đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.
+ Mức Chưa đạt: Chưa đáp ứng được yêu cầu cần đạt về phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.
- Kết quả rèn luyện của học sinh cả năm học
+ Mức Tốt: học kì II được đánh giá mức Tốt, học kì I được đánh giá từ mức Khá trở lên.
+ Mức Khá: học kì II được đánh giá mức Khá, học kì I được đánh giá từ mức Đạt trở lên; học kì II được đánh giá mức Đạt, học kì I được đánh giá mức Tốt; học kì II được đánh giá mức Tốt, học kì I được đánh giá mức Đạt hoặc Chưa đạt.
+ Mức Đạt: học kì II được đánh giá mức Đạt, học kì I được đánh giá mức Khá, Đạt hoặc Chưa đạt; học kì II được đánh giá mức Khá, học kì I được đánh giá mức Chưa đạt.
+ Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.
Trách nhiệm của giáo viên môn học trong đánh giá học sinh là gì?
Trách nhiệm của giáo viên môn học trong đánh giá học sinh được quy định tại Điều 19 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT như sau:
- Thực hiện đánh giá thường xuyên; tham gia đánh giá định kì theo phân công của Hiệu trưởng; trực tiếp ghi hoặc nhập điểm, mức đánh giá vào Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), sổ theo dõi và đánh giá học sinh (của giáo viên).
- Tính điểm trung bình môn học (đối với các môn học kết hợp đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số); tổng hợp mức đánh giá (đối với các môn học đánh giá bằng nhận xét) theo học kì, cả năm học; trực tiếp ghi hoặc nhập điểm, mức đánh giá vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học), Sổ theo dõi và đánh giá học sinh (của giáo viên), Học bạ học sinh.
- Cung cấp thông tin nhận xét về kết quả rèn luyện của học sinh quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT cho giáo viên chủ nhiệm.
Trên đây là quy định về trách nhiệm của giáo viên môn học trong đánh giá học sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?
- Quyết định thi hành án treo cần phải ghi rõ những nội dung nào? Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm gì?
- Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu tại đâu?
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn nào? Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính ra sao?
- Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự?