Công văn 7946/BYT-KCB hướng dẫn khám chữa bệnh từ xa tại tuyến y tế cơ sở như thế nào? Phần mềm sử dụng cho tư vấn khám chữa bệnh từ xa ra sao?
Công văn 7946/BYT-KCB hướng dẫn khám chữa bệnh từ xa tại tuyến y tế cơ sở như thế nào?
Ngày 12/12/2023, Bộ Y tế đã có Công văn 7946/BYT-KCB năm 2023 về việc ban hành Hướng dẫn Khám chữa bệnh từ xa tại tuyến y tế cơ sở.
* Trường hợp người bệnh gặp cán bộ y tế để thăm khám lần đầu thực hiện như sau:
Bước 1: Bắt đầu buổi thăm khám, tư vấn
- Tuỳ theo tình huống, người bệnh có thể chủ động liên lạc với cán bộ y tế, đặt hẹn khám theo phần mềm, thực hiện cuộc gọi âm thanh hoặc video với cán bộ y tế hoặc gửi email hoặc tin nhắn với câu hỏi về sức khỏe để bắt đầu buổi tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, cán bộ y tế trả lời chấp nhận và thực hiện việc tư vấn từ xa.
Bước 2: Nhận diện và khẳng định sự đồng ý của người bệnh
- Cán bộ y tế chào hỏi, giới thiệu lại tên, tuổi, vị trí công tác của bản thân;
- Cán bộ y tế hỏi lại tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại hoặc các thông tin nhận diện khác, để xác định danh tính của người bệnh;
- Cán bộ y tế nhập thông tin định danh người bệnh vào phần ghi chép của cán bộ y tế trên phiếu đăng ký khám bệnh hoặc các trường thông tin tương ứng trên phần mềm;
- Cán bộ y tế thống nhất lại với người bệnh về mục đích và nội dung của buổi thăm khám, tư vấn và khẳng định lại người bệnh đồng ý và sẵn sàng bắt đầu buổi thăm khám, tư vấn từ xa.
Bước 3: Đánh giá nhanh tình trạng người bệnh
- Cán bộ y tế nhanh chóng đánh giá tình trạng của người bệnh có cần chăm sóc khẩn cấp, cấp cứu hay không;
- Nếu người bệnh cần được can thiệp khẩn cấp, cán bộ y tế giải thích ngắn gọn cho người bệnh, tư vấn cách sơ cấp cứu ngay lập tức và hướng dẫn chuyển tuyến khi thích hợp;
- Nếu người bệnh không có tình trạng cần can thiệp khẩn cấp, cán bộ y tế sẽ giải thích cho người bệnh rõ các vấn đề liên quan và tiếp tục thực hiện các bước thăm khám, tư vấn từ xa theo thường quy.
Bước 4: Thu thập, trao đổi thông tin để đánh giá người bệnh
- CBYT hỏi và yêu cầu người bệnh cung cấp thông tin liên quan.
Bước 5: Đưa ra phương án xử trí điều trị cho người bệnh
- Nếu tình trạng bệnh có thể được quản lý thích hợp thông qua KCB từ xa thì CBYT có thể đưa ra đánh giá chuyên môn đối với người bệnh;
- Cung cấp thông tin giáo dục nâng cao sức khỏe chung cho những người bệnh phù hợp;
- Cung cấp tư vấn các biện pháp điều trị cả dùng thuốc và không dùng thuốc và đặt lịch hẹn cho lần thăm khám tiếp theo, nếu cần;
- Hướng dẫn phương pháp điều trị cụ thể bằng cách kê đơn các loại thuốc phù hợp với chẩn đoán xác định hoặc chẩn đoán tạm thời và phù hợp với các danh mục được khuyến cáo sử dụng theo từng phương thức thăm khám tư vấn KCB từ xa. Ngoài ra, CBYT còn đưa ra lời khuyên, hướng dẫn về các biện pháp điều trị hỗ trợ, bổ sung nếu có;
- CBYT nhập thông tin về triệu chứng, chẩn đoán, hướng dẫn điều trị và chỉ dẫn, hướng dẫn người bệnh xem, theo dõi chỉ dẫn trên tài khoản ứng dụng của người bệnh.
* Trường hợp người bệnh gặp cán bộ y tế để tái khám
Bước 1: Bắt đầu buổi thăm khám, tư vấn
- Trong tình huống điển hình, theo lịch hẹn, người bệnh liên hệ với CBYT đang quản lý điều trị bệnh cho mình để được cung cấp dịch vụ thăm khám, tư vấn từ xa nhằm tiếp tục điều trị bệnh đang diễn ra. Đôi khi người bệnh có thể liên hệ với CBYT không theo lịch hẹn trước để xin tư vấn về một vấn đề sức khoẻ mới phát sinh trong quá trình điều trị.
Bước 2: Nhận dạng và đồng ý của người bệnh
- CBYT chào hỏi khi gặp lại người bệnh;
- CBYT nên kiểm tra lại thông tin cá nhân của người bệnh (hình ảnh, điện thoại, email đã đăng ký,…) để bảo đảm rằng mình đang liên hệ với đúng người bệnh đã đăng ký, lên lịch hẹn;
- CBYT nhập thông tin định danh người bệnh vào phần ghi chép của CBYT trên Phiếu đăng ký khám bệnh hoặc các trường thông tin tương ứng trên phần mềm;
- Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào, CBYT có thể yêu cầu người bệnh bắt đầu lại cuộc trò chuyện từ số điện thoại hoặc email đã đăng ký hoặc xác nhận danh tính người bệnh bằng cách hỏi tên, tuổi, địa chỉ, email hoặc số điện thoại của người bệnh;
- CBYT thống nhất lại với người bệnh về mục đích và nội dung của buổi thăm khám, tư vấn và khẳng định lại người bệnh đồng ý và sẵn sàng bắt đầu buổi thăm khám, tư vấn từ xa.
Bước 3: Đánh giá nhanh tình trạng khẩn cấp
- Nếu CBYT xác định được các vấn đề của người bệnh là tình trạng khẩn cấp cần được xử trí cấp cứu, thì CBYT sẽ giải thích ngắn gọn với người bệnh, đưa ra lời khuyên về cách sơ cứu để cấp cứu ngay lập tức và hướng dẫn chuyển tuyến nếu thấy cần thiết;
- Nếu không có vấn đề cấp cứu, tiến hành các bước tư vấn tái khám theo thường quy.
Bước 4: Thực hiện việc tư vấn tái khám định kỳ
- CBYT tiếp cận và xem lại các hồ sơ trước đây của người bệnh (tiền sử/bệnh sử/kết quả lâm sàng và cận lâm sàng) để có thêm thông tin cho việc tiến hành tiếp tục chăm sóc;
- CBYT quyết định thu thập thêm các thông tin cần thiết của người bệnh cho lần tái khám này. Từ các thông tin thu thập được, CBYT sẽ đưa ra các quyết định chuyên môn của mình đối với loại hình tư vấn và tình trạng của người bệnh;
- Nếu cần thêm thời gian để tìm kiếm thông tin bổ sung, CBYT có thể quyết định tạm dừng buổi thăm khám, tư vấn từ xa và sẽ tiếp tục lại vào thời điểm thích hợp khi đã nhận được thông tin bổ sung.
Bước 5: Đưa ra phương án xử trí cho người bệnh
- Sau đã có đầy đủ thông tin cần thiết của người bệnh, nếu cho rằng tình trạng sức khoẻ của người bệnh có thể được quản lý thích hợp bằng hình thức KCB từ xa, CBYT sẽ đưa ra phương án quản lý điều trị phù hợp cho người bệnh theo hình thức từ xa;
- Tuỳ theo tình huống mà CBYT có thể quyết định đưa ra một hoặc nhiều phương án xử trí đối với người bệnh: (1) cung cấp thông tin giáo dục sức khỏe chung; (2) tư vấn liên quan đến tình trạng lâm sàng cụ thể; và/hoặc (3) kê đơn thuốc điều trị cho người bệnh;
- Trong trường hợp cần kê đơn thuốc, nếu người bệnh tái khám cho cùng một vấn đề sức khoẻ đang được quản lý điều trị trước đây và không có thêm tình huống nào mới phát sinh, CBYT có thể sẽ kê lại đơn thuốc lần trước để người bệnh tiếp tục sử dụng theo liệu trình. Đôi khi CBYT cũng có thể xem xét việc kê thêm một loại thuốc mới, như một loại thuốc “bổ sung” để tối ưu hóa quản lý tình trạng bệnh của người bệnh. Nếu người bệnh có thêm các tình huống phát sinh liên quan đến bệnh và đơn thuốc đang được điều trị, CBYT có thể thay thuốc mới nằm trong danh mục thuốc điều trị phù hợp với loại hình tư vấn cho người bệnh;
- Nếu trong buổi tư vấn tái khám CBYT phát hiện ra triệu chứng mới liên quan đến một loại bệnh khác ở người bệnh, thì CBYT sẽ tiến hành các bước như với tình huống người bệnh KCB từ xa lần đầu.
Công văn 7946/BYT-KCB hướng dẫn khám chữa bệnh từ xa tại tuyến y tế cơ sở như thế nào? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn việc đặt hẹn và tiếp nhận hẹn trong việc khám chữa bệnh từ xa tại tuyến y tế cơ sở như thế nào?
Tại Công văn 7946/BYT-KCB năm 2023 hướng dẫn việc đặt hẹn và tiếp nhận hẹn như sau:
- Đặt hẹn: người bệnh đặt hẹn khám bệnh qua ứng dụng trên điện thoại thông minh. Khi đặt hẹn, người bệnh có thể tự ghi một số dấu hiệu bệnh, dấu hiệu sinh tồn tự quan sát được vào phiếu hẹn.
- Tiếp nhận và xử lý hẹn: cán bộ y tế chấp thuận nếu thời gian hẹn phù hợp. Hệ thống sẽ tự động gửi thông báo có người bệnh khi cuộc hẹn được chấp nhận.
Nếu thời gian không phù hợp, cán bộ có thể đề xuất thời gian mới cho cuộc hẹn và gửi tin nhắn thông báo cho người bệnh về lịch hẹn mới.
Phần mềm sử dụng cho tư vấn khám chữa bệnh từ xa như thế nào?
Công văn 7946/BYT-KCB năm 2023 hướng dẫn phần mềm sử dụng cho tư vấn khám chưa bệnh từ xa như sau:
- Sở Y tế có thể chọn một trong số các phần mềm tư vấn KCB từ xa đã tích hợp với nền tảng Vtelehealth theo quyết định 823/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 15 tháng 02 năm 2023 về việc Phê duyệt Kế hoạch triển khai Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa năm 2023, được công bố công khai trên trang web nền tảng Vtelehealth (có thể yêu cầu xác nhận bằng văn bản).
- Nếu thực hiện kê đơn thuốc điện tử qua phần mềm KCB từ xa, hệ thống phải cho phép các bác sĩ tham gia KCB từ xa thực hiện chứng thực số theo quy định của Bộ Y tế về kê đơn thuốc điện tử.
- Các tỉnh, thành phố có thể sử dụng phần mềm “Bác sĩ cho mọi nhà” do UNDP phối hợp cùng Bộ Y tế xây dựng và cung cấp sử dụng miễn phí cho người dùng hoặc bất cứ phần mềm KCB từ xa đã được tích hợp trên nền tảng Vtelehealth.
- Phần mềm “Bác sĩ cho mọi nhà” có thể được sử dụng trên máy tính qua ứng dụng web hoặc qua ứng dụng cài đặt trên điện thoại thông minh. Phần mềm và tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm “Bác sĩ cho mọi nhà” có thể được truy cập tại:
+ Link truy cập trên máy tính: https://bacsichomoinha.ehealth.gov.vn
+ Hướng dẫn cài đặt, sử dụng và quản trị:
https://drive.google.com/drive/folders/1hYEaAtRGyeF_Eb2Y59gb_LJ1XOB8PGbh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?