Công văn 4962/VKSTC-V14 2023 giải đáp 29 vướng mắc về tố tụng dân sự, hình sự, tố tụng hình sự và các lĩnh vực khác?
- Đã có Công văn 4962/VKSTC-V14 2023 giải đáp 29 vướng mắc về dân sự, tố tụng dân sự, hình sự, tố tụng hình sự và các lĩnh vực khác?
- Vướng mắc về dân sự, tố tụng dân sự nào được giải đáp tại Công văn 4962/VKSTC-V14 2023?
- Công văn 4962/VKSTC-V14 2023 giải đáp bao nhiêu vướng mắc về hình sự, tố tụng hình sự?
Đã có Công văn 4962/VKSTC-V14 2023 giải đáp 29 vướng mắc về dân sự, tố tụng dân sự, hình sự, tố tụng hình sự và các lĩnh vực khác?
Ngày 15/11/2023, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Công văn 4962/VKSTC-V14 về giải đáp khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất của các đơn vị, viện kiểm sát các cấp qua sơ kết, giao ban công tác 9 tháng đầu năm 2023.
Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tham mưu giải đáp khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất của các đơn vị, VKS các cấp qua sơ kết, giao ban công tác 9 tháng năm 2023, Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, VKSND tối cao (Vụ 14) giải đáp một số nội dung liên quan đến trách nhiệm của Vụ 14, bao gồm:
- Khó khăn, vướng mắc
+ Khó khăn, vướng mắc liên quan đến hình sự, tố tụng hình sự, thi hành án hình sự
+ Khó khăn, vướng mắc liên quan đến dân sự, tố tụng dân sự và các lĩnh vực khác
- Kiến nghị, đề xuất của các đơn vị, Viện kiểm sát cấp dưới.
> Xem toàn bộ Công văn 4962/VKSTC-V14 năm 2023 Tại đây
Công văn 4962/VKSTC-V14 2023 giải đáp 29 vướng mắc về tố tụng dân sự, hình sự, tố tụng hình sự và các lĩnh vực khác? (Hình từ Internet)
Vướng mắc về dân sự, tố tụng dân sự nào được giải đáp tại Công văn 4962/VKSTC-V14 2023?
Căn cứ Mục II Phần A Công văn 4962/VKSTC-V14 2023, Viên Kiểm sát nhân dân tối cao đã giải đáp 14 nội dung khó khăn, vướng mắc liên quan đến dân sự, tố tụng dân sự và các lĩnh vực khác.
Cụ thể như sau:
- Chưa có biện pháp xử lý số việc, số tiền chưa có điều kiện thi hành trong các vụ án về tham nhũng, kinh tế.
- Hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách vẫn còn bất cập, chồng chéo, thiếu đồng bộ nên chưa đáp ứng được yêu cầu, như: Pháp luật về thi hành án dân sự về giá, về đấu giá tài sản và các quy định liên quan chưa quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ của VKSND khi tiến hành kiểm sát việc thẩm định giá, bán đấu giá tài sản của tổ chức thẩm định và tổ chức bán đấu giá; về thời hạn trả lời kiến nghị và việc thực hiện kiến nghị của VKS.
- Mẫu số 01 về Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án và Mẫu số 02 về Quyết định không công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án ban hành kèm theo Công văn số 235/TANDTC-PC ngày 31/12/2021 của Chánh án TAND tối cao không thể hiện ngày Tòa án nhận được biên bản và tài liệu kèm theo, gây khó khăn cho công tác kiểm sát thời hạn ban hành Quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án.
- Trường hợp tranh chấp đất đai đã được hòa giải thành tại UBND cấp xã, nhưng một bên đương sự không thực hiện theo nội dung đã hòa giải thành thì bên đương sự còn lại có quyền khởi kiện đến TAND để giải quyết không?
- Cần quy định rõ “các tranh chấp khác”, “các yêu cầu khác” hoặc “các trường hợp khác” trong một số điều trong BLTTDS để thực hiện thống nhất.
- Khoản 2 Điều 21 BLTTDS chưa quy định cụ thể về việc VKS có tham gia các phiên tòa sơ thẩm đối với các vụ án có đương sự là người chưa thành niên nhưng vụ án Tòa không thu thập chứng cứ.
- Nhiều vụ án VKS phát hiện vi phạm và ban hành kháng nghị phúc thẩm nhưng khi nhận được kháng nghị của VKS, Thẩm phán giải quyết vụ án lại thông báo sửa chữa, bổ sung bản án có liên quan đến nội dung của quyết định kháng nghị thì có được chấp nhận không?
- Khi VKS tham gia phiên tòa, nhận thấy quyết định của bản án là không phù hợp với quy định của pháp luật, VKS kháng nghị trong thời hạn luật định nhưng không biết đương sự có kháng cáo hay không nên xảy ra trường hợp VKS kháng nghị nhưng đương sự không kháng cáo dẫn đến VKS rút kháng nghị do không còn cần thiết.
- BLTTDS không quy định thời hạn tạm đình chỉ cụ thể là bao lâu.
- Sau khi xét xử sơ thẩm, phát hiện bản án có vi phạm, VKS ngang cấp tiến hành các bước để kháng nghị. Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm lại chậm trễ trong việc chuyển bản án cho VKS làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng và thời hạn thực hiện quyền kháng nghị.
- Tại khoản 3 Điều 273 BLTTDS và khoản 3 Điều 206 Luật TTHC đều quy định đương sự có quyền gửi đơn kháng cáo qua dịch vụ bưu chính, trường hợp này ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trong khi theo quy định tại khoản 2 Điều 279 BLTTDS và khoản 2 Điều 212 Luật TTHC quyết định kháng nghị của VKS phải gửi trực tiếp cho Tòa án bị kháng nghị.
- Khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh số 09/2014 quy định VKS có quyền yêu cầu khi thực hiện các hoạt động kiểm sát việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại TAND. Tuy nhiên, không quy định cụ thể các trường hợp VKS được thực hiện quyền yêu cầu đối với Tòa án và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Khoản 3 Điều 4 Pháp lệnh số 09/2014 quy định VKS chỉ có quyền nghiên cứu hồ sơ vụ việc tại TAND cùng cấp sau khi nhận được thông báo thụ lý hồ sơ, tuy nhiên, Pháp lệnh số 09/2014 không quy định cụ thể thời hạn nghiên cứu hồ sơ, chuyển hồ sơ cho VSK để nghiên cứu tham gia phiên họp.
- Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14[8] thì người đồng bào dân tộc thiểu số ở các “xã” đặc biệt khó khăn được miễn tạm ứng án phí, án phí. Vậy người đồng bào dân tộc thiểu số ở các “thôn” đặc biệt khó khăn theo Quyết định của Ủy ban Dân tộc có thuộc trường hợp được miễn tạm ứng án phí, án phí không?
Công văn 4962/VKSTC-V14 2023 giải đáp bao nhiêu vướng mắc về hình sự, tố tụng hình sự?
Căn cứ theo Mục I Phần A Công văn 4962/VKSTC-V14 năm 2023, có 15 khó khăn, vướng mắc liên quan đến hình sự, tố tụng hình sự, thi hành án hình sự được giải đáp.
Cụ thể như sau:
- Vướng mắc trong việc áp dụng điểm s khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015 về tình tiết giảm nhẹ “người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”.
- Chưa có hướng dẫn cụ thể về tình tiết “người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác” tại điểm v khoản 1 Điều 51 BLHS năm 2015.
- Xác định thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp người bị xử phạt vi phạm hành chính mà không thi hành quyết định xử phạt (không thuộc trường hợp “cố tình trốn tránh, trì hoãn”, việc không thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là do lỗi của cơ quan ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt)?
- Xác định thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp người bị xử phạt vi phạm hành chính mới thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính, không thi hành tiếp phần còn lại (không thuộc trường hợp “cố tình trốn tránh, trì hoãn” việc thi hành phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính còn lại và cơ quan ra quyết định xử phạt cũng không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức cưỡng chế thi hành phần còn lại)?
- Trường hợp người bị xử phạt đã bị cơ quan ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính triệu tập lên làm việc, lập biên bản về việc chưa nộp phạt do hoàn cảnh khó khăn và cơ quan ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính không có biện pháp gì khác thì có xác định người bị xử phạt “cố tình trốn tránh, trì hoãn” không?
- Trong việc áp dụng hướng dẫn trường hợp đương nhiên được xóa án tích theo Điều 70 BLHS năm 2015, còn vướng mắc đối với trường hợp khi người bị kết án (sau này là bị can, bị cáo trong một vụ án mới) không nhận được thông báo và quyết định thi hành án của Cơ quan thi hành án dân sự nên chưa thi hành hình phạt bổ sung, chưa nộp tiền án phí hình sự sơ thẩm và các quyết định khác của bản án thì có được coi là chưa chấp hành xong hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án hay không?
- Đề nghị hướng dẫn áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất côn đồ” trong việc định tội Giết người và tội cố ý gây thương tích.
- Vướng mắc trong áp dụng pháp luật về gặp khó khăn trong việc áp dụng Án lệ số 47 về tội Giết người.
- Trường hợp một người nhờ người khác bán hộ tài sản và xác định thời hạn phải trả lại tiền, người bán hộ tài sản sau khi bán được, hưởng hoa hồng theo thỏa thuận và không trả lại tiền mặc dù đã quá hạn thanh toán, người này nêu lý do số tiền bán được tài sản đã ăn tiêu hết (đi chơi, ăn nhậu, hát karaoke...) thì có áp dụng điểm a khoản 1 Điều 175 BLHS năm 2015 để xử lý hay không?
- Một số văn bản chưa phù hợp với thực tiễn, chưa có hướng dẫn cụ thể, như: Hướng dẫn giải quyết các tội phạm về ma túy đến thời điểm hiện tại đã hết hiệu lực nhưng chưa có văn bản thay thế hoặc bổ sung; còn có quan điểm không thống nhất khi áp dụng về tình tiết “phạm tội hai lần trở lên” đối với tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy... Liên ngành Trung ương chưa thống nhất hướng dẫn cụ thể về hành vi tàng trữ ma túy thu giữ được khi đang tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
- Liên ngành trung ương chưa thống nhất hướng dẫn cụ thể về công tác giám định tư pháp;... dẫn đến một số vụ việc phải kéo dài thời hạn xử lý, giải quyết, cũng như ảnh hưởng mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.
- Việc áp dụng pháp luật trong định tội danh liên quan đến tội Làm giả, sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan tổ chức còn nhiều vướng mắc do có quan điểm xử lý khác nhau, chưa thống nhất, mặc dù đã có văn bản hướng dẫn nhưng chưa cụ thể, dẫn đến khó khăn trong xử lý tội phạm thực hiện chuỗi hành vi làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức và sử dụng tài liệu này để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Mặt khác, liên ngành Trung ương cũng chưa thống nhất hướng dẫn cụ thể về một số hành vi, như: Hành vi làm giả tài liệu cơ quan, tổ chức; sử dụng tài liệu giả thực hiện hành vi trái pháp luật; còn vướng mắc trong giải quyết hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, thiệt hại về tài sản cần định giá để xác định khấu hao tài sản.
- Có một số vụ án, vụ việc đang tạm đình chỉ theo Công văn hướng dẫn số 234 ngày 17/9/2014 của TAND tối cao về xác định hàm lượng ma túy, tuy nhiên đến nay liên ngành Trung ương vẫn chưa có hướng dẫn giải quyết dứt điểm các trường hợp này, dẫn đến số vụ án, vụ việc tạm đình chỉ còn tồn đọng nhiều.
- Chưa có hướng dẫn cụ thể về ghi âm, ghi hình có âm thanh việc hỏi cung; chưa có quy định về xử lý vật chứng khi tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin về tội phạm tham nhũng, kinh tế.
- Một số quy định của pháp luật về tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự chưa đầy đủ, rõ ràng và cụ thể đã bộc lộ hạn chế, bất cập nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc ban hành mới cho phù hợp như: Hướng dẫn điều kiện hoãn, miễn, tạm đình chỉ, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù; quy định cụ thể về ngày Trại giam phải chuyển hồ sơ đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đến Tòa án, VKS; chưa có quy định cụ thể thời hạn Hội đồng xét, đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của Trại giam tổ chức họp, nghe báo cáo kết quả xét, đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù của các phân trại sau đó hoàn chỉnh hồ sơ, danh sách do Chủ tịch Hội đồng ký chuyển đến Hội đồng thẩm định của Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an để thẩm định; chưa có quy định cụ thể thời gian Hội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án phạt tù họp để thẩm định hồ sơ, danh sách do Trại giam chuyển đến.
Như vậy, Công văn 4962/VKSTC-V14 năm 2023 đã giải đáp những vướng mắc nêu trên liên quan đến hình sự, tố tụng hình sự, thi hành án hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?