Công văn 4666/TCT-CS hướng dẫn xác định tỷ giá nộp thuế nhà thầu? Nguyên tắc xác định tỷ giá như thế nào?
Công văn 4666/TCT-CS hướng dẫn xác định tỷ giá nộp thuế nhà thầu thế nào?
Ngày 23 tháng 10 năm 2023, Tổng cục Thuế ban hành Công văn 4666/TCT-CS năm 2023 hướng dẫn xác định tỷ giá nộp thuế nhà thầu dựa trên nguyên tắc xác định tỷ giá hối đoái như sau:
Nguyên tắc | Hướng dẫn của TCT | Lưu ý |
Khi ghi nhận nợ phải thu là tỷ giá mua của NHTM nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch | Đối với trường hợp theo hợp đồng thuế nhà thầu nước ngoài là khoản nợ phải thu của doanh nghiệp tại Việt Nam thì tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch | Khi bên VN thanh toán toàn bộ (gồm thuế) cho nhà thầu nước ngoài, sau đó nộp thay thuế và thu lại của NTNN. Thuế nhà thầu vẫn phải tính tại thời điểm thanh toán hợp đồng (theo 2 trường hợp dưới); không phải theo thời điểm thu lại từ NTNN. |
Khi ghi nhận nợ phải trả là tỷ giá bán của NHTM nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch | Đối với trường hợp theo hợp đồng thuế NTNN được tính vào giá trị tài sản hoặc các khoản chi phí mua từ NTNN mà chưa thanh toán ngay thì tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá bán của NHTM nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dich | Việc thanh toán trong tương lai được thực hiện với một hợp đồng mua ngoại tệ của NHTM xác định được tỉ giá cụ thể thì tính thuế theo tỉ giá đó (theo điểm 1.3 khoản 1 Điều 69 Thông tư 200/20214/TT-BTC). |
Khi ghi nhận các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ (không qua các tài khoản phải trả) là tỷ giá mua của NHTM nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán | Đối với trường hợp theo hợp đồng thuế NTNN được tính vào giá trị tài sản hoặc các khoản chi phí mua từ nhà thầu nước ngoài được thanh toán ngay bằng ngoại tệ thì tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá mua của NHTM nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán | Nếu NTNN có doanh thu nhận trước hoặc giao dịch nhận trước tiền của người mua thì phần nhận trước đó áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước. |
Công văn 4666/TCT-CS hướng dẫn xác định tỷ giá nộp thuế nhà thầu? Nguyên tắc xác định tỷ giá như thế nào? (Hình từ internet)
Nguyên tắc xác định tỷ giá hối đoái theo quy định pháp luật hiện hành ra sao?
Căn cứ tại tại điểm 1.3 khoản 1 Điều 69 Thông tư 200/2014/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 53/2016/TT-BTC) quy định nguyên tắc xác định tỷ giá hối đoái như sau:
(1) Tỷ giá giao dịch thực tế đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ:
- Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bán ngoại tệ (hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi): Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại;
- Trường hợp hợp đồng không quy định cụ thể tỷ giá thanh toán:
+ Doanh nghiệp ghi sổ kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế: Khi ghi nhận Khoản góp vốn hoặc nhận vốn góp là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài Khoản để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp vốn; Khi ghi nhận nợ phải thu là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời Điểm giao dịch; Khi ghi nhận nợ phải trả là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời Điểm giao dịch; Khi ghi nhận các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các Khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ (không qua các tài Khoản phải trả) là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán.
+ Ngoài tỷ giá giao dịch thực tế nêu trên, doanh nghiệp có thể lựa chọn tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch. Tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo chênh lệch không vượt quá +/-1% so với tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình. Tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình được xác định hàng ngày hoặc hàng tuần hoặc hàng tháng trên cơ sở trung bình cộng giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán chuyển Khoản hàng ngày của ngân hàng thương mại.
Việc sử dụng tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo không làm ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ kế toán.
(2) Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời Điểm lập Báo cáo tài chính:
- Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là tài sản: Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời Điểm lập Báo cáo tài chính. Đối với các Khoản ngoại tệ gửi ngân hàng thì tỷ giá thực tế khi đánh giá lại là tỷ giá mua của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài Khoản ngoại tệ.
- Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là nợ phải trả: Là tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời Điểm lập Báo cáo tài chính;
- Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định (phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch nội bộ.
- Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá xấp xỉ quy định tại Điểm a Khoản này để hạch toán các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ, cuối kỳ kế toán doanh nghiệp sử dụng tỷ giá chuyển Khoản của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch để đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.
Tỷ giá chuyển Khoản này có thể là tỷ giá mua hoặc bán hoặc tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình của ngân hàng thương mại.
Trường hợp nào được khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định các trường hợp khai thuế, nộp thuế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi bao gồm:
- Hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí (trừ trường hợp dầu thô, condensate, khí thiên nhiên bán tại thị trường Việt Nam hoặc Chính phủ có quy định khác) gồm:
+ Thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp;
+ Phụ thu đối với phần dầu lãi được chia khi giá dầu thô biến động tăng;
+ Tiền lãi dầu, khí nước chủ nhà được chia; tiền hoa hồng chữ ký; tiền hoa hồng phát hiện thương mại dầu, khí;
+ Tiền hoa hồng sản xuất; tiền đọc và sử dụng tài liệu dầu, khí;
+ Tiền đền bù không thực hiện các cam kết tối thiểu;
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ chuyển nhượng quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí;
+ Thuế đặc biệt, khoản phụ thu và thuế thu nhập doanh nghiệp từ kết dư phần dầu để lại của hoạt động dầu khí của Liên doanh Vietsovpetro tại Lô 09.1 thực hiện khai, nộp vào ngân sách nhà nước bằng loại ngoại tệ tự do chuyển đổi sử dụng trong giao dịch thanh toán.
- Phí, lệ phí và các khoản thu khác do các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện thu:
Khai và nộp vào ngân sách nhà nước bằng loại ngoại tệ tự do chuyển đổi được quy định tại văn bản quy định về mức thu phí, lệ phí và các khoản thu khác.
- Phí, lệ phí do các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam được phép thu phí, lệ phí bằng ngoại tệ:
Khai và nộp vào ngân sách nhà nước bằng loại ngoại tệ tự do chuyển đổi được quy định tại văn bản quy định về mức thu phí, lệ phí.
- Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam:
Khai và nộp vào ngân sách nhà nước bằng loại ngoại tệ tự do chuyển đổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày mấy shipper nghỉ Tết 2025? Lịch nghỉ Tết của shipper shopee 2025? Tính lương ngày lễ tết 2025 thế nào?
- Giá chuyển nhượng bất động sản là gì? Hướng dẫn xác định thời điểm tính thuế từ chuyển nhượng bất động sản?
- 8 chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy từ 01/01/2025?
- Cách tính thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu? Đối tượng nộp thuế TNDN theo Thông tư 78 gồm những ai?
- Hướng dẫn lập bảng kê thu mua hàng hóa dịch vụ không có hóa đơn? Tải mẫu bảng kê 01/TNDN mới nhất?