Công ty có cần báo trước cho nhân viên ngày hết hạn hợp đồng không? Công ty không báo trước ngày hết hạn hợp đồng có bị xử phạt?
- Công ty có cần báo trước cho nhân viên ngày hết hạn hợp đồng không?
- Công ty không báo trước ngày hết hạn hợp đồng có bị xử phạt?
- Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật phải thực hiện các nghĩa vụ gì?
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ có nghĩa vụ gì?
Công ty có cần báo trước cho nhân viên ngày hết hạn hợp đồng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Bộ luật Lao động 2019, quy định như sau:
Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động
1. Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật này.
2. Trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ thời điểm có thông báo chấm dứt hoạt động.
Trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Bộ luật này thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ ngày ra thông báo.
Như vậy, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật này.
Công ty có cần báo trước cho nhân viên ngày hết hạn hợp đồng không? Công ty không báo trước ngày hết hạn hợp đồng có bị xử phạt?
Công ty không báo trước ngày hết hạn hợp đồng có bị xử phạt?
Trước đây theo quy định tại Điều 7 Nghị định 95/2013/NĐ-CP, quy định như sau:
Người sử dụng lao động không thông báo bằng văn bản cho người lao động biết trước ít nhất 15 ngày, trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng - 01 triệu đồng.
Tuy nhiên, hiện nay Nghị định 12/2022/NĐ-CP đã bỏ quy định về việc xử phạt đối với hành vi này.
Đồng thời, việc thông báo hết hạn hợp đồng không còn phải đảm bảo về số ngày thông báo trước khi hết hạn hợp đồng được ghi nhận tại Bộ luật Lao động năm 2019.
Do đó, Công ty không báo trước ngày hợp đồng lao động hết hạn sẽ không còn bị phạt hành chính.
Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật phải thực hiện các nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Bộ luật Lao động 2019, Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
- Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.
Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
- Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động.
- Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
Như vậy, Công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật phải thực hiện các nghĩa vụ nêu trên.
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ có nghĩa vụ gì?
Căn cứ vào Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc.
2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
Như vậy, người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc, phải bồi thường tiền cho người sử dụng lao động và hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng hình thức mua trái phiếu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
- Trong giáo dục, niên chế nghĩa là gì? Đối với giáo dục đại học, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo niên chế hay theo tín chỉ?
- Tảo mộ là gì? Đi tảo mộ vào ngày mấy Tết Âm lịch? Nghỉ Tết Âm lịch bắt đầu từ ngày mấy Dương lịch?
- Cá nhân đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có được gửi hồ sơ qua bưu điện không?
- Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục?