Công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ lựa chọn nhà đầu tư theo các hình thức nào?
- Công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ lựa chọn nhà đầu tư theo các hình thức nào?
- Danh mục dự án công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ được lập dựa trên những căn cứ nào?
- Hồ sơ trình danh mục dự án công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ bao gồm những gì?
- Nội dung công bố danh mục dự án công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ bao gồm những gì?
Công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ lựa chọn nhà đầu tư theo các hình thức nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 1/2023/TT-BGTVT quy hình thức lựa chọn nhà đầu tư của các công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ như sau:
- Các công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế khi đáp ứng quy định tại Điều 15 Luật Đấu thầu 2013
- Các công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước trong trường hợp:
+ Dự án thuộc ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư;
+ Dự án có từ hai nhà đầu tư trở lên đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm, trong đó không có nhà đầu tư nước ngoài tham gia đăng ký thực hiện dự án hoặc đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư 1/2023/TT-BGTVT
+ Dự án có yêu cầu về bảo đảm quốc phòng, an ninh do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Cơ quan có thẩm quyền và ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng đối với yêu cầu bảo đảm quốc phòng hoặc ý kiến thống nhất của Bộ Công an đối với yêu cầu bảo đảm an ninh.
Công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ lựa chọn nhà đầu tư theo các hình thức nào?
Danh mục dự án công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ được lập dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 1/2023/TT-BGTVT quy hình các căn cứ lập danh mục dự án công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ như sau:
Việc xây dựng danh mục dự án để công bố căn cứ vào sự cần thiết phải đầu tư xây dựng và phù hợp với một trong các quyết định (nếu có) sau:
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường bộ.
- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch kết cấu hạ tầng đường bộ.
- Quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án trong đó có công trình dịch vụ chuyên ngành đường bộ cần thực hiện.
Hồ sơ trình danh mục dự án công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 1/2023/TT-BGTVT quy định hồ sơ trình danh mục dự án công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ bao gồm:
- Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt danh mục dự án;
- Nội dung danh mục dự án bao gồm: tên dự án; mục tiêu đầu tư; quy mô đầu tư; sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án (m1); phương án huy động vốn; thời hạn, tiến độ đầu tư; thời gian khai thác dự án sau khi hoàn thành công tác đầu tư; thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án, dự kiến nhu cầu sử dụng đất; yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
- Các văn bản có liên quan (nếu có).
Nội dung công bố danh mục dự án công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 1/2023/TT-BGTVT quy định như sau:
Công bố danh mục dự án
1. Cơ quan quản lý đường bộ đăng tải danh mục dự án (bao gồm yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư) trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo Đấu thầu theo quy định tại các điểm i, điểm l khoản 1 Điều 8 của Luật Đấu thầu làm cơ sở xác định số lượng nhà đầu tư quan tâm, nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án.
2. Nội dung công bố danh mục dự án bao gồm:
a) Tên dự án; mục tiêu, quy mô đầu tư; sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án; tóm tắt các yêu cầu cơ bản của dự án; thời hạn, tiến độ đầu tư; thời gian khai thác dự án sau khi hoàn thành công tác đầu tư; địa điểm thực hiện dự án; diện tích khu đất; hiện trạng khu đất; các chỉ tiêu quy hoạch được duyệt;
b) Yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư;
c) Thời hạn để nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án;
d) Địa chỉ, số điện thoại, số fax của Cơ quan quản lý đường bộ;
đ) Các thông tin khác (nếu cần thiết).
Theo như quy định trên, nội dung công bố danh mục dự án công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ bao gồm:
- Tên dự án; mục tiêu, quy mô đầu tư; sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án; tóm tắt các yêu cầu cơ bản của dự án; thời hạn, tiến độ đầu tư; thời gian khai thác dự án sau khi hoàn thành công tác đầu tư; địa điểm thực hiện dự án; diện tích khu đất; hiện trạng khu đất; các chỉ tiêu quy hoạch được duyệt;
- Yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư;
- Thời hạn để nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án;
- Địa chỉ, số điện thoại, số fax của Cơ quan quản lý đường bộ;
- Các thông tin khác (nếu cần thiết).
Thông tư 1/2023/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 5 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?