Công tác chuẩn bị đo khống chế ảnh viễn thám như thế nào? Sơ đồ đo nối điểm khống chế ảnh viễn thám được thiết kế như thế nào?
Công tác chuẩn bị đo khống chế ảnh viễn thám như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 08/2017/TT-BTNMT quy định công tác chuẩn bị đo khống chế ảnh viễn thám như sau:
- Xác định khu vực đo khống chế ảnh viễn thám.
- Thu thập các tài liệu bao gồm:
+ Ảnh viễn thám khu vực đo khống chế;
+ Sơ đồ, tọa độ, độ cao của các điểm tọa độ và điểm độ cao quốc gia đã có trong khu vực đo khống chế ảnh viễn thám;
+ Thiết kế kỹ thuật và các tài liệu kỹ thuật khác có liên quan;
+ Tài liệu bản đồ địa hình mới nhất của khu vực đo khống chế ảnh viễn thám.
- Xác định phương pháp đo khống chế ảnh viễn thám bao gồm: đo bằng công nghệ GNSS đo tĩnh hoặc bằng phương pháp đường chuyền sử dụng máy toàn đạc điện tử hoặc kinh vĩ điện tử tùy theo thiết kế kỹ thuật.
- Kiểm tra máy đo đạc điểm khống chế ảnh viễn thám.
+ Các máy thu tín hiệu vệ tinh đo GNSS sử dụng trong đo khống chế ảnh viễn thám phải có giấy chứng nhận kiểm định còn hiệu lực;
+ Các máy toàn đạc điện tử, máy kinh vĩ điện tử, thước invar, thước thép phải có chứng nhận kiểm định còn hiệu lực.
+ Các thiết bị phải được kiểm tra trước khi đo khống chế ảnh viễn thám. Tài liệu kiểm tra phải lưu kèm theo kết quả đo khống chế ảnh viễn thám.
Công tác chuẩn bị đo khống chế ảnh viễn thám như thế nào? Sơ đồ đo nối điểm khống chế ảnh viễn thám được thiết kế như thế nào? (Hình từ Internet)
Sơ đồ đo nối điểm khống chế ảnh viễn thám được thiết kế như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 08/2017/TT-BTNMT quy định sơ đồ đo nối điểm khống chế ảnh viễn thám được thiết kế như sau:
- Trên sơ đồ đo nối phải thể hiện các cảnh ảnh viễn thám có trong khu vực cần đo khống chế ảnh, số hiệu cảnh ảnh, các điểm gốc đã có trong khu vực, các điểm khống chế ảnh viễn thám, điểm kiểm tra vừa thiết kế và các hướng đo nối.
- Tùy thuộc phương pháp đo, loại máy đo và số lượng máy đo để thiết kế sơ đồ đo nối. Có thể chia khu đo thành các cụm nhỏ để thuận tiện cho quá trình đo nối.
- Thiết kế tuyến đo nối khống chế ảnh viễn thám:
+ Thu thập bản đồ địa hình mới nhất phủ trùm khu vực bố trí các ca đo khống chế ảnh trong ngày. Tiến hành thiết kế các ca đo phù hợp với thời gian đo và có tính đến thời gian di chuyển giữa các vị trí đo khống chế ảnh;
+ Thiết kế tuyến đường di chuyển giữa các vị trí điểm gốc khống chế ảnh và điểm đo nối khống chế ảnh.
- Thiết kế đo điểm khống chế ảnh viễn thám:
+ Đo bằng công nghệ GNSS:
++ Trước khi tiến hành đo cần lập lịch đo và cần lập bảng dự báo các vệ tinh có thể quan sát được;
++ Căn cứ vào số lượng máy thu, đồ hình lưới đo GNSS đã thiết kế và bảng dự báo vệ tinh. Lập bảng điều độ đo ngắm với nội dung: Thời gian đo, số liệu trạm đo, tên trạm đo, số liệu máy thu v.v...
+ Đo bằng phương pháp đường chuyền sử dụng máy toàn đạc điện tử hoặc máy kinh vĩ điện tử:
++ Khi đo đạc điểm khống chế ảnh viễn thám bằng phương pháp đường chuyền, căn cứ vào mật độ điểm khởi tính có thể thiết kế dưới dạng đường chuyền đơn hoặc thành mạng lưới tùy vào điều kiện địa hình;
++ Các thông số phải được nêu trong thiết kế kỹ thuật - dự toán hoặc phương án thi công phải tuân thủ quy định tại Bảng 2 Điều 10 Thông tư 08/2017/TT-BTNMT.
Kết quả thu được khi đo khống chế ảnh viễn thám sử dụng máy toàn đạc điện tử hoặc máy kinh vĩ điện tử bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 08/2017/TT-BTNMT quy định như sau:
Giao nộp kết quả đo điểm khống chế ảnh viễn thám
...
2. Kết quả đo khống chế ảnh viễn thám sử dụng máy toàn đạc điện tử hoặc máy kinh vĩ điện tử bao gồm:
a) Sơ đồ bố trí và đo nối khống chế ảnh viễn thám ở dạng giấy và dạng số;
b) Hình ảnh đã tu chỉnh của từng điểm khống chế ảnh viễn thám ở tỷ lệ lớn ở dạng giấy khổ A4;
c) Sổ đo góc bằng, đo cạnh đường chuyền;
d) Bảng chiều dài cạnh, phương vị cạnh và các sai số sau bình sai;
đ) Bảng tọa độ vuông góc phẳng sau bình sai;
e) Kết quả đo đạc, tính toán và bình sai các điểm khống chế ảnh và điểm kiểm tra phải là kết quả qua kiểm tra nghiệm thu đã đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định tại Thông tư số 63/2015/TT-BTNMT ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu chất lượng công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ, bao gồm: Sổ đo góc bằng, đo cạnh đường chuyền; Bảng chiều dài cạnh, phương vị cạnh và các sai số sau bình sai; Bảng tọa độ vuông góc phẳng sau bình sai; Sơ đồ lưới điểm khống chế ảnh viễn thám.
3. Các kết quả giao nộp phải có tên và chữ ký của người đo ngắm, người tính toán và ngày tháng năm hoàn thành. Cuối cùng có chữ ký đóng dấu của thủ trưởng đơn vị trực tiếp chỉ đạo thi công.
Như vậy theo quy định trên kết quả thu được khi đo khống chế ảnh viễn thám sử dụng máy toàn đạc điện tử hoặc máy kinh vĩ điện tử bao gồm:
- Sơ đồ bố trí và đo nối khống chế ảnh viễn thám ở dạng giấy và dạng số.
- Hình ảnh đã tu chỉnh của từng điểm khống chế ảnh viễn thám ở tỷ lệ lớn ở dạng giấy khổ A4.
- Sổ đo góc bằng, đo cạnh đường chuyền.
- Bảng chiều dài cạnh, phương vị cạnh và các sai số sau bình sai.
- Bảng tọa độ vuông góc phẳng sau bình sai.
- Kết quả đo đạc, tính toán và bình sai các điểm khống chế ảnh và điểm kiểm tra phải là kết quả qua kiểm tra nghiệm thu đã đạt tiêu chuẩn chất lượng, bao gồm:
+ Sổ đo góc bằng, đo cạnh đường chuyền.
+ Bảng chiều dài cạnh, phương vị cạnh và các sai số sau bình sai.
+ Bảng tọa độ vuông góc phẳng sau bình sai.
+ Sơ đồ lưới điểm khống chế ảnh viễn thám.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?