Công tác cán bộ gồm những khâu gì? Trách nhiệm phòng chống tham nhũng trong công tác cán bộ ra sao?
Công tác cán bộ gồm những khâu gì?
Căn cứ Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 về kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ, thay thế Quy định 205-QĐ-TW năm 2019.
Tại khoản 1 Điều 2 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 có định nghĩa về Quyền lực trong công tác cán bộ như sau:
Quyền lực trong công tác cán bộ là thẩm quyền của tổ chức, cá nhân trong các khâu liên quan đến công tác cán bộ, gồm: Tuyển dụng, đánh giá, lấy phiếu tín nhiệm, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, bố trí, phân công, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái; phong, thăng, giáng, tước quân hàm; cho thôi giữ chức vụ, thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức; khen thưởng, kỷ luật; kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ và bảo vệ chính trị nội bộ.
Theo đó, các khâu trong công tác cán bộ được xác định như sau:
- Tuyển dụng, đánh giá, lấy phiếu tín nhiệm, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tuyển chọn, bố trí, phân công, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử, tái cử, chỉ định, điều động, luân chuyển, biệt phái;
- Phong, thăng, giáng, tước quân hàm;
- Cho thôi giữ chức vụ, thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, HĐND;
- Tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm, cách chức;
- Khen thưởng, kỷ luật;
- Kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ và bảo vệ chính trị nội bộ.
Công tác cán bộ gồm những khâu gì? Trách nhiệm phòng chống tham nhũng trong công tác cán bộ ra sao? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm phòng chống tham nhũng trong công tác cán bộ ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 12 Quy định 114-QĐ/TW 2023 như sau:
Trách nhiệm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ
1. Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân thực hiện các hành vi quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5; cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo và các thành viên, người đứng đầu, cán bộ tham mưu, nhân sự thực hiện nghiêm quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 Quy định này.
2. Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo và người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Phát hiện, tiếp nhận thông tin liên quan đến hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý.
b) Cung cấp thông tin và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong quá trình kiểm tra, xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ ở cơ quan, đơn vị mình.
c) Bảo vệ và khen thưởng kịp thời những cá nhân phát hiện, phản ánh, cung cấp thông tin, tố cáo đúng các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ; đồng thời, xử lý nghiêm những người tố cáo sai sự thật làm ảnh hưởng uy tín người khác.
3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan dân cử thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, nếu phát hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra và xử lý, đồng thời giám sát việc thực hiện kiến nghị theo quy định.
4. Cán bộ, đảng viên, đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân có trách nhiệm phát hiện và lắng nghe ý kiến của Nhân dân để phản ánh, tố cáo, cung cấp thông tin cho các cơ quan có thẩm quyền về hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ.
Như vậy, trách nhiệm phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ được xác định theo nội dung quy định trên.
Việc xử lý hành vi tham nhũng tiêu cực trong công tác cán bộ được quy định ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 14 Quy định 114-QĐ/TW năm 2023 như sau:
Xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ
1. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm Quy định này thì cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định. Đồng thời, cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng các biện pháp xử lý sau:
a) Bị khiển trách thì sau thời hạn ít nhất 12 tháng kể từ ngày quyết định khiển trách có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ. Không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra.
b) Bị cảnh cáo thì xem xét miễn nhiệm. Sau thời hạn ít nhất 30 tháng kể từ ngày quyết định miễn nhiệm có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ. Không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra.
c) Bị cách chức thì sau thời hạn ít nhất 60 tháng kể từ ngày quyết định cách chức có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ. Không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về tổ chức, cán bộ, kiểm tra, thanh tra.
d) Bị khai trừ ra khỏi Đảng thì đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét buộc thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Đối với các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ có kết luận vi phạm thì chuyển hồ sơ đến các cơ quan chức năng để xem xét, xử lý theo quy định.
Như vậy, việc xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ được thực hiện theo nội dung nêu trên.
Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm Quy định này thì cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.
Đối với các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ có kết luận vi phạm thì chuyển hồ sơ đến các cơ quan chức năng để xem xét, xử lý theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?
- Mẫu nhận xét đánh giá đảng viên của chi bộ? Hướng dẫn chi bộ nhận xét đánh giá đảng viên thế nào?