Công nhận tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc tại địa phương theo Thông tư 03/2025 như thế nào?
- Công nhận tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc tại địa phương theo Thông tư 03/2025 như thế nào?
- Việc giao nhận hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật liên quan được quy định ra sao?
- Cơ quan, đơn vị trong quản lý giám định tư pháp theo vụ việc có trách nhiệm gì theo Thông tư 03/2025/TT-BYT?
Công nhận tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc tại địa phương theo Thông tư 03/2025 như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 03/2025 TT-BYT quy định về công nhận tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc tại địa phương như sau:
- Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế đủ điều kiện theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 03/2025 TT-BYT có văn bản gửi Sở Y tế đề nghị công nhận tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc.
Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định công nhận tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc.
- Trường hợp có sự thay đổi liên quan đến tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc đã công bố, các đơn vị trực thuộc Sở Y tế rà soát và có văn bản đề nghị điều chỉnh công nhận tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc gửi Sở Y tế.
Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định điều chỉnh công nhận tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc.
- Hủy bỏ công nhận tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc được áp dụng đối với tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 03/2025 TT-BYT.
Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế rà soát và có văn bản đề nghị điều chỉnh công nhận tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc gửi Sở Y tế.
Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định hủy bỏ công nhận tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc.
- Quyết định công nhận, thay đổi, hủy bỏ công nhận tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và gửi Bộ Tư pháp để lập danh sách chung.
Như vậy, việc công nhận tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc tại địa phương được thực hiện theo quy định như đã nêu trên.
Công nhận tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc tại địa phương theo Thông tư 03/2025 như thế nào? (Hình từ internet)
Việc giao nhận hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật liên quan được quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 03/2025/TT-BYT quy định về giao nhận hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật liên quan như sau:
- Hội đồng giám định tư pháp theo vụ việc phối hợp với người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định để giao, nhận hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật liên quan (nếu có); bảo đảm điều kiện bảo quản mẫu vật đúng yêu cầu điều kiện bảo quản ghi trên nhãn (nếu có).
- Việc giao, nhận hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật liên quan (nếu có) được thực hiện bằng hình thức trực tiếp và phải lập thành biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 03/2025/TT-BYT.
Trên đây là quy định về giao nhận hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật liên quan.
Cơ quan, đơn vị trong quản lý giám định tư pháp theo vụ việc có trách nhiệm gì theo Thông tư 03/2025/TT-BYT?
Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong quản lý giám định tư pháp theo vụ việc được quy định tại Điều 18 Thông tư 03/2025/TT-BYT như sau:
- Thanh tra Bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chuyên môn hoặc có liên quan tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật về giám định y tế; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ giám định tư pháp cho người giám định tư pháp theo vụ việc.
- Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm:
+ Tham mưu, đề xuất nội dung hoặc hướng dẫn áp dụng quy chuẩn chuyên môn trong hoạt động giám định, việc thực hiện giám định ở chuyên ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn thuộc phạm vi chức năng;
+ Phối hợp với Thanh tra Bộ, cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ giám định cho đội ngũ người làm giám định tư pháp theo vụ việc.
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người giám định tư pháp theo vụ việc ở địa phương.
- Các đơn vị trực thuộc Sở Y tế có trách nhiệm:
+ Tham mưu, đề xuất nội dung hoặc hướng dẫn áp dụng quy chuẩn chuyên môn trong hoạt động giám định, việc thực hiện giám định ở chuyên ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị;
+ Phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ giám định cho đội ngũ người làm công tác giám định tư pháp theo vụ việc.
Trong quá trình thực hiện Thông tư 03/2025/TT-BYT, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế (qua Thanh tra Bộ) để xem xét, hướng dẫn, giải quyết.
Như vậy, cơ quan, đơn vị trong quản lý giám định tư pháp theo vụ việc có trách nhiệm theo quy định như đã nêu trên.
*Thông tư 03/2025/TT-BYT có hiệu lực từ 01/3/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề nghị cung cấp phôi giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mới nhất theo Nghị định 166?
- Chậm nộp tờ khai thuế GTGT trên 90 ngày xử phạt 15.000.000 đồng hay 25.000.000 đồng? Tải về mẫu tờ khai thuế GTGT?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng hạng I là gì theo Nghị định 175?
- Đô thị trung tâm là gì? Cơ sở sản xuất công nghiệp trong đô thị trung tâm thực hiện di dời khi nào?
- Đình chỉ quyết định công nhận cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đối với tổ chức xã hội nghề nghiệp khi nào?