Công khai kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu gồm những nội dung nào?
- Trường hợp nào được xác định là phiếu hợp lệ, phiếu không hợp lệ trong lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu?
- Công khai kết quả lấy phiếu tín nhiệm người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu gồm mấy nội dung?
- Công khai kết quả bỏ phiếu tín nhiệm người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu gồm mấy nội dung?
- Kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu từ 01/7/2023 được quy định như thế nào?
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết 96/2023/QH15 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 và thay thế Nghị quyết 85/2014/QH13 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Trường hợp nào được xác định là phiếu hợp lệ, phiếu không hợp lệ trong lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu?
Tại Điều 18 Nghị quyết 96/2023/QH15 quy định về Phiếu sử dụng trong lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm và việc xác định phiếu hợp lệ gồm:
- Phiếu sử dụng trong lấy phiếu tín nhiệm được thể hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này, gồm các phiếu riêng đối với từng chức vụ và nhóm chức vụ.
+ Trên từng phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được Quốc hội, Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm kèm theo các ô tương ứng với các mức độ “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”.
+ Trường hợp một người đồng thời giữ nhiều chức vụ quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 2 của Nghị quyết này thì trên phiếu tín nhiệm ghi đầy đủ các chức vụ đó.
- Phiếu sử dụng trong bỏ phiếu tín nhiệm được thể hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này, gồm phiếu riêng đối với từng người được Quốc hội, Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm kèm theo các ô tương ứng với các mức độ “tín nhiệm”, “không tín nhiệm”.
- Những trường hợp sau đây là phiếu không hợp lệ:
+ Phiếu không theo mẫu quy định do Ban kiểm phiếu phát ra;
+ Phiếu không xác định mức độ tín nhiệm hoặc lựa chọn nhiều hơn một mức độ tín nhiệm.
- Trường hợp phiếu ghi tên nhiều người mà phần thể hiện mức độ tín nhiệm đối với một người không hợp lệ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì chỉ xác định kết quả không hợp lệ đối với người đó, kết quả thể hiện mức độ tín nhiệm đối với những người còn lại trong danh sách vẫn hợp lệ.
+ Trường hợp phiếu có ghi thêm tên của người ngoài danh sách đã có trong phiếu do Ban kiểm phiếu phát ra thì phần ghi thêm đó không có giá trị; kết quả thể hiện mức độ tín nhiệm đối với những người còn lại trong danh sách vẫn hợp lệ.
Công khai kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu gồm những nội dung nào? (Hình internet)
Công khai kết quả lấy phiếu tín nhiệm người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu gồm mấy nội dung?
Theo khoản 1 Điều 19 Nghị quyết 96/2023/QH15quy định Kết quả lấy phiếu tín nhiệm như sau:
- Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với từng người được Ban kiểm phiếu công bố công khai tại kỳ họp gồm các nội dung sau đây:
+ Họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm;
+ Số phiếu phát ra, số phiếu thu về và số phiếu hợp lệ;
+ Số phiếu đánh giá “tín nhiệm cao”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số phiếu;
+ Số phiếu đánh giá “tín nhiệm”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số phiếu;
+ Số phiếu đánh giá “tín nhiệm thấp”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số phiếu.
Công khai kết quả bỏ phiếu tín nhiệm người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu gồm mấy nội dung?
Theo khoản 2 Điều 19 Nghị quyết 96/2023/QH15 quy định Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm như sau:
- Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm đối với từng người được Ban kiểm phiếu công bố công khai tại kỳ họp gồm các nội dung sau đây:
+ Họ tên, chức vụ của người được bỏ phiếu tín nhiệm;
+ Số phiếu phát ra, số phiếu thu về và số phiếu hợp lệ;
+ Số phiếu “tín nhiệm”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số phiếu;
+ Số phiếu “không tín nhiệm”, tỷ lệ phần trăm so với tổng số phiếu.
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu từ 01/7/2023 được quy định như thế nào?
Theo đó Điều 19 Nghị quyết 96/2023/QH15 đã quy định về việc công khai kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm để nhân dân giám sát và làm cơ sở đề bạt, bổ nhiệm cán bộ gồm những nội dung vừa nêu trên
Đồng thời, tại khoản 3 ,4, 5 Điều 19 Nghị quyết 96/2023/QH15 quy định:
- Tổng số phiếu được sử dụng làm căn cứ để tính tỷ lệ phiếu tín nhiệm quy định tại các Điều 12, 13, 17 của Nghị quyết này và khoản 1, khoản 2 Điều này là tổng số phiếu thu về khi đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
- Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm ghi rõ thời gian lấy phiếu tín nhiệm, tổng số người được lấy phiếu tín nhiệm, đánh giá chung về việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm, kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với từng người, xác định những người thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 12 của Nghị quyết này và được gửi đến cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện được gửi đến Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Nghị quyết xác nhận kết quả bỏ phiếu tín nhiệm ghi rõ căn cứ bỏ phiếu tín nhiệm, thời gian, kết quả bỏ phiếu tín nhiệm, xác định người có quá nửa tổng số phiếu đánh giá “không tín nhiệm” và được gửi đến cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp; đối với nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thì được gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm phải được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng để cử tri và Nhân dân biết chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm, Nghị quyết xác nhận kết quả bỏ phiếu tín nhiệm được thông qua.
- Theo đó, chậm nhất là ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo năm tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả lấy phiếu tín nhiệm của Hội đồng nhân dân cùng cấp và cấp huyện trên địa bàn theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 và thay thế Nghị quyết 85/2014/QH13 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?