Công điện mới nhất của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng chống mưa, lũ tại các tỉnh Bắc Bộ trong thời gian tới?
Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo gì để ứng phó mưa lũ tại khu vực Bắc Bộ?
Trong thời gian vừa qua, khu vực phía Bắc xuất hiện mưa to liên tục đã gây nên tình trạng ngập lụt, sạt lở tại một số địa phương. Việc này đã gây nên những thiệt hại cả về người và tài sản, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của một số địa phương.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thì thời gian tới (từ ngày 12 đến ngày 16/5/2022) sẽ tiếp tục xuất hiên mưa to gây ngập lụt, mực nước tại cái sông suối ở khu vựa phía Bắc dâng cao hình thành đợt lũ có thể dẫn đến nguy cơ lũ quét, sạt lỡ tại một số địa phương và gây ngập úng diện trên diện rộng ở những nơi có địa hình trũng và thấp.
Do đó, ngày 13/5/2022 Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện 415/CĐ-TTg chỉ đạo Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh khu vực phía Bắc như sau:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh:
+ Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ; chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó kịp thời, hiệu quả, chủ động sơ tán dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập sâu nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.
+ Tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại, nhất là những hộ nghèo, khó khăn, gia đình có người bị nạn; huy động lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục nhanh hậu quả, khôi phục sản xuất nông nghiệp sau lũ.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, dự báo, thông tin kịp thời cho cơ quan chức năng và người dân biết để chủ động triển khai công tác ứng phó.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương theo chức năng quản lý nhà nước được giao phối hợp địa phương chỉ đạo kiểm tra, điều tiết các hồ thủy lợi, thủy điện bảo đảm vận hành khoa học, hiệu quả, an toàn cho công trình, góp phần cắt giảm lũ cho hạ du, trong đó lưu ý phải thông báo sớm cho người dân trước khi vận hành xả lũ; chỉ đạo bảo vệ sản xuất nông, công nghiệp.
- Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo, hướng dẫn công tác bảo đảm an toàn giao thông tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, kịp thời khắc phục nhanh sự cố, bảo đảm giao thông thông suốt, nhất là trên các trục giao thông chính.
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn chủ động bố trí lực lượng, phương tiện hỗ trợ sơ tán, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai khi có yêu cầu của địa phương.
- Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo dõi chặt chẽ tình hình, chủ động chỉ đạo, đôn đốc các địa phương triển khai công tác ứng phó theo thẩm quyền, kịp thời báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền.
Theo đó, Ủy ban nhân dân các tỉnh cần phải theo dõi chặt chẽ tình hình mưa lũ, chỉ đạo và triển khai công tác sơ tán người dân kịp thời. Có phương án huy động lực lượng và hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sau đợt mưa lũ. Các đơn vị công an, quân đội trên địa bàn cần phải bố trí lực lượng, phương tiện để thực hiện phương án sơ tán người dân và cứu nạn cứu hộ.
Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng chống mưa, lũ tại các tỉnh Bắc Bộ trong thời gian tới?
Hoạt động khắc phục hậu quả sau đợt mưa lũ được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 30 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 (được bổ sung bởi khoản 17 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020) quy định về hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai như sau:
“Điều 30. Hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai
1. Hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai bao gồm:
a) Tiếp tục triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm thiết yếu khác và hỗ trợ tâm lý để ổn định đời sống của người dân;
b) Thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra, nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ và đề xuất phương án khắc phục hậu quả;
c) Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, trang thiết bị, nhiên liệu thiết yếu khác để phục hồi sản xuất;
d) Cung ứng vật tư, hàng hóa thiết yếu và thực hiện biện pháp quản lý giá, bình ổn thị trường;
đ) Thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh ở khu vực bị tác động của thiên tai;
e) Sửa chữa, khôi phục, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, thông tin, thủy lợi, điện lực, trường học, cơ sở y tế và công trình hạ tầng công cộng; tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng về phòng, chống thiên tai.
2. Trách nhiệm thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai được quy định như sau:
a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm chủ động khắc phục hậu quả thiên tai đối với cơ sở hạ tầng, tài sản thuộc phạm vi quản lý; tham gia hỗ trợ hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai theo sự huy động của cơ quan có thẩm quyền;
b) Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn theo quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm chủ động khắc phục hậu quả thiên tai trong phạm vi quản lý và tham gia khắc phục hậu quả thiên tai khi có yêu cầu;
d) Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai có trách nhiệm tổng hợp báo cáo đánh giá thiệt hại và nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ từ các địa phương và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai và báo cáo Chính phủ về biện pháp và nguồn lực để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Theo đó, để khắc phục hậu quả của thiên tai thì trước tiên cần phải triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn cứu hộ những người chưa được an toàn. Bên cạnh đó là công tác hỗ trợ, cứu trợ lương thực, thực phẩm, thuốc men và cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho những nạn nhân bị ảnh hưởng bởi đợt mưa, lũ.
Cơ quan nào có thẩm quyền huy động lực lượng ứng phó thiên tai?
Theo Điều 28 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 (được thay thế một số cụm từ theo khoản 24 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020) quy định về thẩm quyền huy động nguồn lực phục vụ hoạt động ứng phó thiên tai như sau:
“1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã trong phạm vi thẩm quyền có trách nhiệm huy động lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm đã được chuẩn bị theo phương châm bốn tại chỗ để ứng phó thiên tai và cứu trợ khẩn cấp tại địa phương. Trường hợp vượt quá khả năng, thẩm quyền phải báo cáo kịp thời với Ủy ban nhân dân cấp trên.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền huy động lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn để phục vụ ứng phó thiên tai và cứu trợ khẩn cấp. Trường hợp vượt quá khả năng, thẩm quyền phải báo cáo kịp thời với Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai.
3. Trưởng Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai của bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền huy động lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý để phục vụ ứng phó thiên tai và cứu trợ khẩn cấp.
4. Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai quyết định huy động hoặc báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ quyết định huy động nguồn lực và biện pháp ứng phó thiên tai trong trường hợp vượt quá khả năng của địa phương, bộ, cơ quan ngang bộ.
5. Người có thẩm quyền quyết định huy động lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm có trách nhiệm quyết định việc hoàn trả hoặc bồi thường thiệt hại cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được huy động theo quy định của Luật này, pháp luật có liên quan và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.”
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền huy động lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm đã được chuẩn bị từ trước, còn Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền huy động cơ sở vật chất, lực lượng trên địa bàn mình quản lý để phục vụ hoạt động ứng phó thiên tai.
Trên đây là một số quy định của pháp luật hiện hành về việc ứng phó với đợt mưa, lũ sắp diễn ra ở khu vực Bắc Bộ sắp tới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện kinh doanh xuất nhập khẩu vũ khí theo Nghị định 149/2024 áp dụng từ 01 01 2025 thế nào?
- Viên chức tư vấn học sinh hạng 1 có được chủ trì thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cấp trường trở lên không?
- Người thực hiện đình công là ai? Hủy hoại tài sản của người sử dụng lao động là hành vi bị nghiêm cấm khi đình công?
- Thể thức văn bản hành chính có phải là các thành phần cấu thành văn bản không? Có được bổ sung các thành phần khác?
- Quà tặng vì mục đích nhân đạo được miễn thuế xuất nhập khẩu bao nhiêu lần trong một năm? Hồ sơ miễn thuế xuất nhập khẩu?