Công dân nhập ngũ 2023 được mang theo những gì? Cần lưu ý những gì trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự?
Công dân nhập ngũ được mang theo những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, nhập ngũ được hiểu là việc việc công dân vào phục vụ có thời hạn trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển.
Theo Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, hằng năm, công dân nhập ngũ sẽ được gọi và thực hiện nghĩa vụ một lần vào tháng hai hoặc tháng ba; trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh thì được gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ lần thứ hai.
Khi đi nhập ngũ, quân nhân có thể mang theo các vật dụng cá nhân cần thiết phục vụ cho việc sinh hoạt hằng ngày nhưng không được mang các vật dụng có tính nguy hiểm cao, có khả năng vi phạm kỷ luật trong quân đội.
Theo đó, công dân nhập ngũ có thể tham khảo mang theo các vật dụng sau:
- Đồ cá nhân: Bàn chải đánh răng; dao cạo râu; dụng cụ bấm móng tay; bàn chải giặt quần áo;...
- Dầu gió, miếng dán nóng giảm đau,.. để phục vụ trong trường hợp chấn thương khi luyện tập;
- Dụng cụ đánh dấu quần áo, đồ đạc
- Kim chỉ để khâu vá quần áo trong trường hợp bị rách;...
Công dân nhập ngũ 2023 được mang theo những gì? Cần lưu ý những gì trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự? (Hình từ Internet)
Cần lưu ý những gì trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự?
Trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự, quân nhân cần lưu ý phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định, điều lệnh, điều lệ của Quân đội để tránh xảy ra các hành vi vi phạm và bị xử lý kỷ luật.
Theo đó, tại Chương II Thông tư 16/2020/TT-BQP, một số hành vi vi phạm pháp luật nhà nước, điều lệnh, điều lệ của Quân đội đối với quân nhân nhập ngũ bao gồm:
- Chống mệnh lệnh;
- Chấp hành không nghiêm mệnh lệnh;
- Cản trở đồng đội thực hiện nhiệm vụ;
- Làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên;
- Làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới;
- Làm nhục, hành hung đồng đội;
- Vắng mặt trái phép;
- Đào ngũ;
- Trốn tránh nhiệm vụ;
- Vô ý làm lộ bí mật hoặc làm mất tài liệu bí mật quân sự;
- Báo cáo sai, báo cáo không kịp thời, không báo cáo;
- Vi phạm các quy định về trực chiến, trực chỉ huy, trực ban, trực nghiệp vụ;
- Vi phạm các quy định về bảo vệ;
- Vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn;
- Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự;
- Vô ý làm mất hoặc làm hư hỏng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự;
- Chiếm đoạt hoặc hủy hoại chiến lợi phẩm;
- Quấy nhiễu nhân dân;
- Lạm dụng nhu cầu quân sự trong khi thực hiện nhiệm vụ;
- Chiếm đoạt tài sản;
- Vi phạm phong cách quân nhân;
- Vi phạm trật tự công cộng;
- Uống rượu, bia trong giờ làm việc và say rượu, bia;
- Sử dụng trái phép chất ma túy;...
Khi có các hành vi vi phạm nêu trên, quân nhân nhập ngũ có thể đối diện với các hình thức kỷ luật theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 16/2020/TT-BQP như sau:
Hình thức kỷ luật
...
2. Hình thức kỷ luật đối với hạ sĩ quan, binh sĩ thực hiện theo quy định Khoản 1 Điều 60 Luật Nghĩa vụ quân sự được xếp từ thấp đến cao như sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Giáng cấp bậc quân hàm;
d) Giáng chức;
đ) Cách Chức;
e) Tước danh hiệu quân nhân.
Tùy vào mức độ của hành vi vi phạm mà sẽ có các hình thức kỷ luật khác nhau.
Thời hiệu xử lý kỷ luật cho các hành vi vi phạm là 60 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm. Nếu trong thời hiệu xử lý kỷ luật, người vi phạm có hành vi vi phạm mới thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm mới.
Thời gian nhập ngũ là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 về thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ như sau:
Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ
1. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:
a) Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
b) Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
3. Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.
Như vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 nêu trên thì thời gian công dân nhập ngũ là 02 năm (24 tháng).
Thời gian này được tính từ ngày giao, nhận quân; trong trường hợp không giao, nhận quân tập trung thì tính từ ngày đơn vị Quân đội nhân dân tiếp nhận đến khi được cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ.
Ngoài ra, trong một số trường hợp nhất định, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ quyết định kéo dài thời gian nhập ngũ nêu trên.
Thời gian kéo dài sẽ không quá 06 tháng. Khi đó, thời gian nhập ngũ sẽ tối đa là 2,5 năm (30 tháng).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?