Công chứng viên có được từ chối hướng dẫn tập sự không? Thủ tục thay đổi Công chứng viên hướng dẫn tập sự được thực hiện như thế nào?
Công chứng viên có được từ chối hướng dẫn tập sự không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 04/2015/TT-BTP về hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng, quy định như sau:
Từ chối hướng dẫn tập sự
1. Công chứng viên, từ chối hướng dẫn tập sự trong trường hợp không đủ điều kiện hướng dẫn tập sự theo quy định tại khoản 3 Điều 11 của Luật công chứng hoặc có lý do chính đáng khác.
2. Công chứng viên từ chối hướng dẫn tập sự theo quy định tại khoản 1 Điều này phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự. Tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự phân công một công chứng viên khác đủ điều kiện hướng dẫn tập sự; trường hợp tổ chức hành nghề công chứng không có công chứng viên khác đủ điều kiện hướng dẫn tập sự thì phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức hành nghề công chứng, Sở Tư pháp có trách nhiệm chỉ định một tổ chức hành nghề công chứng khác nhận tập sự và cử công chứng viên hướng dẫn tập sự.
Như vậy, trường hợp Công chứng viên không đủ điều kiện hướng dẫn tập sự theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Luật Công chứng 2014 hoặc có lý do chính đáng thì được phép từ chối hướng dẫn tập sự.
Công chứng viên có được từ chối hướng dẫn tập sự không? Thủ tục thay đổi Công chứng viên hướng dẫn tập sự được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục thay đổi Công chứng viên hướng dẫn tập sự?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 04/2015/TT-BTP, các đối tượng được yêu cầu thay đổi Công chứng viên hướng dẫn tập sự bao gồm:
- Công chứng viên hướng dẫn tập sự chết, vì lý do sức khỏe hoặc lý do khách quan khác mà không thể tiếp tục hướng dẫn tập sự;
- Công chứng viên hướng dẫn tập sự không thực hiện đầy đủ trách nhiệm quy định tại Điều 10 của Thông tư 04/2015/TT-BTP.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 12 Thông tư 04/2015/TT-BTP, việc thay đổi công chứng viên hướng dẫn tập sự được thực hiện như sau:
- Khi người tập sự đề nghị thay đổi công chứng viên hướng dẫn tập sự thì tổ chức hành nghề công chứng phân công một công chứng viên đủ điều kiện khác tiếp tục hướng dẫn Người tập sự đó và thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp.
Trong trường hợp tổ chức hành nghề công chứng không có công chứng viên khác đủ điều kiện hướng dẫn tập sự thì phải thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức hành nghề công chứng, Sở Tư pháp có trách nhiệm chỉ định một tổ chức hành nghề công chứng khác nhận Người tập sự và cử công chứng viên hướng dẫn tập sự.
- Trong trường hợp tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự tạm ngừng hoạt động, chấm dứt hoạt động hoặc bị chuyển đổi, giải thể theo quy định của Luật công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành thì Người tập sự thỏa thuận với một tổ chức hành nghề công chứng khác để tập sự;
Trường hợp không thỏa thuận được thì đề nghị Sở Tư pháp chỉ định một tổ chức hành nghề công chứng để tập sự. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đề nghị của người tập sự, Sở Tư pháp có trách nhiệm chỉ định một tổ chức hành nghề công chứng khác nhận Người tập sự và cử công chứng viên hướng dẫn tập sự.
Như vậy, thủ tục thay đổi công chứng viên được thực hiện theo quy định nêu trên.
Tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự có các quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Thông tư 04/2015/TT-BTP, tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự
1. Phân công công chứng viên đủ điều kiện hướng dẫn tập sự và chịu trách nhiệm về việc phân công đó.
2. Tạo điều kiện thuận lợi cho Người tập sự và công chứng viên hướng dẫn tập sự tại tổ chức mình.
3. Xem xét, quyết định việc công chứng viên từ chối hướng dẫn tập sự, việc Người tập sự đề nghị thay đổi công chứng viên hướng dẫn tập sự.
4. Quản lý Người tập sự trong quá trình tập sự tại tổ chức mình; thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp chậm nhất là 05 ngày sau ngày Người tập sự tạm ngừng tập sự; theo dõi, giám sát việc thực hiện trách nhiệm của công chứng viên hướng dẫn tập sự; bảo đảm việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của Người tập sự; hòa giải tranh chấp giữa công chứng viên hướng dẫn tập sự và Người tập sự.
5. Báo cáo bằng văn bản cho Sở Tư pháp về việc nhận và hướng dẫn tập sự tại tổ chức mình theo định kỳ hàng năm.
Báo cáo gồm các nội dung chính sau đây:
a) Số lượng Người tập sự;
b) Đánh giá chất lượng tập sự của Người tập sự;
c) Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng, Người tập sự và trách nhiệm của công chứng viên hướng dẫn tập sự theo quy định của Thông tư này;
d) Khó khăn, vướng mắc trong quá trình nhận tập sự (nếu có) và đề xuất, kiến nghị.
6. Các quyền và nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với Người tập sự hoặc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự được thực hiện theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?