Công chức tư pháp hộ tịch cấp xã được hưởng mức lương bao nhiêu sau khi thực hiện cải cách tiền lương?
Công chức tư pháp hộ tịch cấp xã được hưởng mức lương bao nhiêu sau khi thực hiện cải cách tiền lương?
Chủ tịch Quốc hội đã ký ban hành Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2024, trong đó quy định việc thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, kể từ ngày 1/7/2024 sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, chuyển xếp lương cũ qua mức lương mới, xây dựng và áp dụng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể theo vị trí việc làm trong 5 bảng lương mới, đảm bảo mức lương mới không thấp hơn mức lương trước cải cách. Trong đó có 2 bảng lương mới cho cán bộ, công chức, viên chức bao gồm:
- 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo;
- 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
Như vậy, từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương thì sẽ không còn áp dụng bảng lương công chức tư pháp hộ tịch cấp xã hiện hành, bãi bỏ hệ số lương và lương cơ sở.
Theo đó, công chức tư pháp hộ tịch cấp xã sẽ thực hiện xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức áp dụng chung đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo.
Thêm vào đó cơ cấu tiền lương của công chức tư pháp hộ tịch cấp xã sẽ được thiết kế theo cơ cấu mới: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Công thức tính lương theo mới theo Nghị quyết 27 như sau:
Lương công chức = Lương cơ bản + Phụ cấp (nếu có) + Thưởng (nếu có)
Trong đó:
- Lương cơ bản: chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương (theo bảng lương mới, cụ thể là bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo)
- Các khoản phụ cấp: chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương (nếu có)
- Tiền thưởng: quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp (nếu có)
Theo đó, lương công chức tư pháp từ 01/7/2024 sẽ được xây dựng như trên. Tuy nhiên về bảng lương chính thức cụ thể thì phải đợi có văn bản chính thức của cơ quan nhà nước được ban hành để biết chính xác mức lương mới của công chức tư pháp là bao nhiêu.
Công chức tư pháp hộ tịch cấp xã được hưởng mức lương bao nhiêu sau khi thực hiện cải cách tiền lương? (Hình từ Internet)
Mức lương của Công chức tư pháp hộ tịch cấp xã trước khi thực hiện cải cách tiền lương là bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 2/2021/TT-BNV thì lương các ngạch công chức chuyên ngành hành chính được áp dụng theo Bảng 2 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP:
Mức lương của công chức hành chính loại A3, A2, A1, A0 và B, tương ứng với các ngạch Chuyên viên cao cấp, Chuyên viên chính, Chuyên viên, Cán sự và Nhân viên của công chức tư pháp hộ tịch.
Bên cạnh đó theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì mức lương cơ sở hiện nay mà công chức được hưởng là 1,8 triệu đồng.
Như vậy, mức lương của công chức tư pháp hộ tịch được hưởng ở thời điểm hiện nay đến trước khi áp dụng cải cách tiền lương là:
(1) Ngạch chuyên viên cao cấp:
Hệ số lương | Mức lương (đồng) |
6,2 | 11.160.000 |
6,56 | 11.808.000 |
6,92 | 12.456.000 |
7,28 | 13.104.000 |
7,64 | 13.752.000 |
8 | 14.400.000 |
(2) Ngạch chuyên viên chính:
Hệ số lương | Mức lương (đồng) |
4,40 | 7.920.000 |
4,74 | 8.532.000 |
5,08 | 9.144.000 |
5,42 | 9.756.000 |
5,76 | 10.368.000 |
6,1 | 10.980.000 |
6,44 | 11.592.000 |
6,778 | 12.200.400 |
(3) Ngạch chuyên viên:
Hệ số lương | Mức lương (đồng) |
2,34 | 4.212.000 |
2,67 | 4.806.000 |
3 | 5.400.000 |
3,33 | 5.994.000 |
3,66 | 6.588.000 |
3,99 | 7.182.000 |
4,32 | 7.776.000 |
4,65 | 8.370.000 |
4,98 | 8.964.000 |
(4) Ngạch cán sự:
Hệ số lương | Mức lương (đồng) |
2,1 | 3.780.000 |
2,41 | 4.338.000 |
2,72 | 4.896.000 |
3,03 | 5.454.000 |
3,34 | 6.012.000 |
3,65 | 6.570.000 |
3,96 | 7.128.000 |
4,27 | 7.686.000 |
4,58 | 8.244.000 |
4,89 | 8.802.000 |
(5) Ngạch nhân viên:
Hệ số lương | Mức lương (đồng) |
1,86 | 3.348.000 |
2,06 | 3.708.000 |
2,26 | 4.068.000 |
2,46 | 4.428.000 |
2,66 | 4.788.000 |
2,86 | 5.148.000 |
3,06 | 5.508.000 |
3,26 | 5.868.000 |
3,46 | 6.228.000 |
3,66 | 6.588.000 |
3,86 | 6.948.000 |
4,06 | 7.308.000 |
Tiêu chuẩn làm công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn của từng chức danh công chức cấp xã
1. Tiêu chuẩn của công chức Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quân sự.
2. Tiêu chuẩn của công chức Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội như sau:
a) Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã. Trường hợp luật có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật đó.
...
Theo đó, tiêu chuẩn đối với công chức tư pháp hộ tịch cấp xã là phải đáp ứng được quy định như sau:
- Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;
- Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã.
Trường hợp luật có quy định khác với quy định tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP thì thực hiện theo quy định của luật đó.
Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức cấp xã làm việc tại các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?