Công chức nhận tiền của người dân sẽ bị xử lý như thế nào? Công chức nhận tiền của người dân thì người đứng đầu đơn vị có bị xử lý kỷ luật không?
Công chức nhận tiền của người dân sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 22 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định về việc tặng quà và nhận quà tặng như sau:
Tặng quà và nhận quà tặng
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được sử dụng tài chính công, tài sản công làm quà tặng, trừ trường hợp tặng quà vì mục đích từ thiện, đối ngoại và trong trường hợp cần thiết khác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức không được nhận quà, nhận tiền từ các cá nhân tổ chức khác có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.
Ngoài ra căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 92 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 như sau:
Xử lý người có hành vi tham nhũng
...
2. Người có hành vi tham nhũng quy định tại Điều 2 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Như vây, trường hợp công chức nhận quà, nhận tiền trái quy định thì có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính và về trách nhiệm hình sự.
Công chức nhận tiền của người dân sẽ bị xử lý như thế nào? Công chức nhận tiền của người dân thì người đứng đầu đơn vị có bị xử lý kỷ luật không? (Hình từ Internet)
Hình thức xử lý kỷ luật công chức khi nhận tiền của người dân?
Căn cứ quy định từ Điều 8 đến Điều 12 Nghị định 112/2020/NĐ-CP như sau:
Các hình thức xử lý kỷ luật công chức khi nhận tiền của người dân có thể là bị khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi thực hiện.
Theo đó, hình thức kỷ luật nặng nhất mà công chức nhận tiền của dân có thể chịu là hình thức kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp sau, căn cứ Điều 12 Nghị định 112/2020/NĐ-CP:
Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này;
3. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
4. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có kết luận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền;
5. Ngoài quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này, hình thức kỷ luật buộc thôi việc còn được áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này.
Công chức cấp xã nhận tiền của người dân thì Chủ tịch ủy ban nhân dân xã có bị xử lý kỷ luật không?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 59/2019/NĐ-CP có quy định:
Xử lý vi phạm quy định về tặng quà và nhận quà tặng
...
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị vi phạm quy định về nhận quà tặng, xử lý quà tặng, người có chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định về nhận quà tặng, báo cáo, nộp lại quà tặng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài nhà nước.
Ngoài ra, căn cứ khoản 3 Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP có quy định:
Áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với cán bộ, công chức
...
3. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn.
Ngoài ra, người đứng đầu đơn vị cũng có thể chịu các hình thức xử lý kỷ luật khác như kỷ luật giáng chức (khoản 2 Điều 11 Nghị định 112/2020/NĐ-CP), hoặc cách chức (khoản 2 Điều 12 Nghị định 112/2020/NĐ-CP), hoặc buộc thôi việc (khoản 5 Điều 13 Nghị định 112/2020/NĐ-CP).
Như vậy, người đứng đầu cơ quan của cơ quan mà công chức cấp xã này công tác sẽ phải chịu hình thức xử lý kỷ luật trên. Tuy nhiên còn phải xem xét hành vi thực hiện có thuộc trường hợp người này để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn hay không.
Theo đó, cần phải xem xét tính chất nghiêm trọng hành vi vi phạm của công chức cấp dưới và người đứng đầu đã có sử dụng biện pháp ngăn chặn hay chưa, mới có thể xác định lỗi và người đứng đầu này không phải chịu hay phải chịu hình thức xử lý kỷ luật tương ứng nào.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân, tổ chức có thể góp vốn quyền sử dụng đất cho hợp tác xã thông qua hình thức nào theo quy định pháp luật?
- Hướng dẫn giải quyết trường hợp người vi phạm không chấp hành việc xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông theo Thông tư 69/2024?
- Mẫu giấy vay tiền không thế chấp đơn giản, hợp pháp? Cho vay không thỏa thuận lãi suất được đòi tiền lãi tối đa bao nhiêu %?
- Trách nhiệm của đại lý thuế? Người nộp thuế phải thông báo về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ với đại lý thuế chậm nhất mấy ngày?
- Link xem trực tiếp Chung kết Mr World 2024 ở đâu? Chung kết Mr World 2024 vào lúc mấy giờ?