Công chức đang bị điều tra, truy tố, xét xử có được bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không?
Công chức đang bị điều tra, truy tố, xét xử có được bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 49 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Thời điểm, thời hạn và nguyên tắc thực hiện bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
1. Công chức lãnh đạo, quản lý khi hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm theo quy định thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải tiến hành quy trình xem xét bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Trường hợp chưa thực hiện quy trình bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý theo quy định tại khoản 5 Điều này thì cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phải có văn bản thông báo để cơ quan, tổ chức và công chức biết.
Theo đó, khi hết thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải tiến hành xem xét bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với công chức.
Trong trường hợp công chức lãnh đạo, quản lý đang bị điều tra, truy tố, xét xử, tại khoản 5 Điều 49 Nghị định 138/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Thời điểm, thời hạn và nguyên tắc thực hiện bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
...
5. Các trường hợp chưa thực hiện quy trình bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
a) Công chức lãnh đạo, quản lý đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử;
b) Công chức lãnh đạo, quản lý đang trong thời gian được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cử đi học tập, công tác ở nước ngoài từ 03 tháng trở lên;
c) Công chức lãnh đạo, quản lý đang trong thời gian điều trị nội trú từ 03 tháng trở lên tại các cơ sở y tế hoặc đang trong thời gian nghỉ chế độ thai sản.
Như vậy, theo quy định trên thì công chức lãnh đạo, quản lý đang bị điều tra, truy tố, xét xử vẫn sẽ được xem xét bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ.
Tuy nhiên, việc thực hiện quy trình bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ đối với công chức trong trường hợp này sẽ tạm hoãn, chưa được thực hiện cho đến khi hết thời hạn điều tra, truy tố, xét xử. Khi đó, nếu công chức vẫn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại thì sẽ được được xem xét bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Công chức đang bị điều tra, truy tố, xét xử có được bổ nhiệm lại hoặc kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không?
Thủ tục bổ nhiệm lại công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hiện nay ra sao?
Thủ tục bổ nhiệm lại công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được quy định tại Điều 52 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:
Thủ tục bổ nhiệm lại
1. Chậm nhất 90 ngày trước ngày hết thời hạn bổ nhiệm, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phải ra thông báo thực hiện quy trình xem xét bổ nhiệm lại đối với công chức.
2. Công chức làm báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ gửi cấp có thẩm quyền bổ nhiệm.
3. Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt lấy ý kiến về việc bổ nhiệm lại
Thành phần: Thực hiện như quy định tại bước 4 quy trình bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Trình tự thực hiện: Công chức được xem xét để bổ nhiệm lại báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ; hội nghị tham gia góp ý kiến và bỏ phiếu tín nhiệm bằng phiếu kín đối với công chức được xem xét bổ nhiệm lại.
Biên bản hội nghị, biên bản kiểm phiếu được gửi lên cấp có thẩm quyền bổ nhiệm. Kết quả kiểm phiếu không công bố tại hội nghị này.
4. Tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức thảo luận và biểu quyết nhân sự:
Thành phần: Thực hiện như quy định tại bước 5 quy trình bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Trình tự thực hiện:
Phân tích kết quả lấy phiếu ở hội nghị cán bộ chủ chốt. Công chức được đề nghị bổ nhiệm lại phải đạt tỷ lệ trên 50% tính trên tổng số người được triệu tập tham gia hội nghị cán bộ chủ chốt giới thiệu;
Xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có);
Lấy ý kiến bằng văn bản của ban thường vụ đảng ủy hoặc đảng ủy cơ quan (những nơi không có ban thường vụ) về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lại;
Tập thể lãnh đạo thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lại phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
Ra quyết định bổ nhiệm lại theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định.
Như vậy, thủ tục bổ nhiệm lại công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo trình tự sau:
- Thông báo thực hiện quy trình xem xét bổ nhiệm lại;
- Công chức làm báo cáo tự nhận xét, đánh giá việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ;
- Tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt lấy ý kiến về việc bổ nhiệm lại;
- Tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức thảo luận và biểu quyết nhân sự.
Điều kiện bổ nhiệm lại công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là gì?
Điều kiện bổ nhiệm lại công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được xác định theo quy định tại Điều 50 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại
1. Hoàn thành nhiệm vụ trong thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
2. Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý theo quy định của cơ quan có thẩm quyền tại thời điểm bổ nhiệm lại.
3. Cơ quan, tổ chức có nhu cầu về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý.
4. Đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.
5. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
Theo đó, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên sẽ được xem xét bổ nhiệm lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?