Công chức cấp huyện trở lên chưa đủ thời gian công tác 5 năm vẫn được luân chuyển giữ vị trí công tác khác đúng không?
Đối tượng nào được tiếp nhận vào làm công chức?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, đối tượng tiếp nhận vào làm công chức như sau:
Tiếp nhận vào làm công chức
1. Đối tượng tiếp nhận:
a) Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Cán bộ, công chức cấp xã;
c) Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức;
d) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Thành viên Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và người đang giữ chức vụ, chức danh quản lý từ cấp phòng trở lên trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết;
đ) Người đã từng là cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.
Theo đó, đối tượng tiếp nhận vào làm công chức được thực hiện theo nội dung của quy định trên.
Công chức cấp huyện trở lên chưa đủ thời gian công tác 5 năm vẫn được luân chuyển giữ vị trí công tác khác đúng không? (Hình ảnh từ Internet)
Công chức cấp huyện trở lên chưa đủ thời gian công tác 5 năm vẫn được luân chuyển giữ vị trí công tác khác đúng không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, điều kiện tiếp nhận vào làm công chức như sau:
Tiếp nhận vào làm công chức
...
2. Tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận:
....
a) Trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này phải có đủ 05 năm công tác trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác không liên tục thì được cộng dồn, kể cả thời gian công tác nếu có trước đó ở vị trí công việc thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này) làm công việc có yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển;
b) Trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này chỉ thực hiện việc tiếp nhận để bổ nhiệm làm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, phải có đủ 05 năm công tác trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) phù hợp với lĩnh vực tiếp nhận và phải được quy hoạch vào chức vụ bổ nhiệm hoặc chức vụ tương đương;
c) Trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này phải được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị theo yêu cầu nhiệm vụ và không yêu cầu phải có đủ thời gian 05 năm công tác trở lên làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị được điều động, luân chuyển đến; khi tiếp nhận vào làm công chức không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch.
...
Đồng thời, đề xuất tại khoản 2 Điều 4 Dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung một số quy định của Chính Phủ về cán bộ, công chức, viên chức:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức
2. Sửa đổi, bổ sung điểm a và điểm c khoản 2 Điều 18 như sau:
“a) Trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này phải có đủ 05 năm công tác trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác không liên tục thì được cộng dồn, kể cả thời gian công tác nếu có trước đó ở vị trí công việc thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này) làm công việc có yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển. Trường hợp cán bộ cấp xã nếu được cấp có thẩm quyền điều động, bổ nhiệm làm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì không yêu cầu phải có đủ thời gian 05 năm công tác trở lên.
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này thì không yêu cầu phải có đủ thời gian 05 năm công tác trở lên; khi tiếp nhận vào làm công chức không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch.”.
Theo đó, đề xuất người đã từng là công chức từ cấp huyện trở lên được luân chuyển giữ vị trí công tác khác không yêu cầu phải có đủ thời gian 05 năm công tác trở lên; khi tiếp nhận vào làm công chức không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch.
Quy định về hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận vào làm công chức như thế nào?
Quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 138/2020/NĐ-CP về hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận vào làm công chức bao gồm:
Tiếp nhận vào làm công chức
...
3. Hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận vào làm công chức:
a) Sơ yếu lý lịch công chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận, có xác nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác;
b) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;
Trường hợp người được đề nghị tiếp nhận có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ hoặc tin học theo quy định mà tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
Trường hợp người được đề nghị tiếp nhận đáp ứng yêu cầu miễn phần thi ngoại ngữ hoặc tin học quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này thì không phải nộp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
c) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp chậm nhất là 30 ngày trước ngày nộp hồ sơ tiếp nhận;
d) Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác.
Như vậy, thành phần hồ sơ bao gồm:
- Sơ yếu lý lịch công chức;
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;
- Giấy chứng nhận sức khỏe;
- Bản tự nhận xét, đánh giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng thuê giám đốc là gì? Mẫu hợp đồng thuê giám đốc mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu ở đâu?
- Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu có được thực hiện bằng hình thức đăng ký điện tử không?
- Việc cho vay nội bộ trong hợp tác xã cần phải thông qua ai? Khung lãi suất cho vay nội bộ trong hợp tác xã sẽ do ai quyết định?
- Cơ chế xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân? Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản nào?
- Mức trích lập dự phòng bảo hành sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được pháp luật quy định như thế nào?